Chuyển nhà có thể là một trải nghiệm khó nhằn cho dù đó là lần đầu tiên bạn chuyển nhà hay đã là lần thứ 10. Nhưng sự khác biệt giữa việc chuyển nhà phạm vi trong nước và đóng gói đồ đạc để chuyển đến sống ở các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới là rất rõ ràng và có thể bao gồm một loạt các thách thức khó khăn và mới mẻ.
Một quốc gia nổi tiếng thu hút nhiều người nước ngoài đến sinh sống là Nhật Bản, còn được gọi một cách thơ mộng là Đất nước mặt trời mọc. Nằm ở Đông Á, Nhật Bản tự hào là đất nước có nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, người dân và cư dân tại đây được hưởng một cuộc sống chất lượng cao, đầy đủ tiện nghi.
Tùy thuộc vào loại hộ chiếu của bạn, các cá nhân có thể ở lại Nhật Bản với loại miễn thị thực lên tới 90 ngày nhưng đối với những người có ý định ở lại trong một thời gian dài hơn, kiểu thị thực dài hạn là cần thiết và có thể xin tại cơ quan đại diện ngoại giao Nhật Bản gần nhất chẳng hạn như đại sứ quán hoặc lãnh sự quán.
Để xin được visa dài hạn, cá nhân cần có nguyện vọng sang Nhật Bản làm việc, học tập, hay đoàn tụ gia đình. Một trong những cách hiệu quả nhất để có được thị thực dài hạn là nhờ một công ty ở Nhật tài trợ, công ty này sẽ xử lý các thủ tục giấy tờ và giúp bạn lấy được Giấy chứng nhận lưu trú.
Khi đến Nhật bằng loại thị thực phù hợp với mục đích lưu trú, bạn sẽ nhận được Giấy phép nhập cảnh tại cảng nhập cảnh bạn đã chọn (thường là sân bay). Giấy phép nhập cảnh này thay thế thị thực du lịch của bạn, cho phép bạn lưu trú hợp pháp tại Nhật Bản.
Nhà ở tại Nhật
Nhu cầu về nhà ở Nhật Bản thường rất cao, đặc biệt là ở các khu vực thành thị. Tokyo hiện đang giữ danh hiệu là thành phố đông đúc nhất thế giới và nếu bạn chọn định cư tại thủ đô của Nhật, hãy lưu ý giá thuê phản ánh nhu cầu cao về chỗ ở vì Nhật là một quốc gia nhỏ với không gian xây dựng hạn chế.
Trung bình, tiền thuê nhà ở Nhật có thể dao động từ 50.000 đến 70.000 Yên nhưng điều này hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn ở thành phố hay nông thôn, ở tỉnh nào, v.v. Tokyo, thủ đô của Nhật Bản là thành phố đắt đỏ nhất khi thuê nhà với chỗ ở ghép có mức giá thuê từ 20.000 Yên, căn hộ đơn / căn hộ studio lên đến 150.000 Yên và căn hộ 2 phòng ngủ có giá thuê khởi điểm từ 200.000 Yên.
Một điều bạn cần làm quen khi xem các danh sách đăng cho thuê ở Nhật Bản là các thuật ngữ về nhà thuê:
- L là viết tắt của phòng khách
- D là viết tắt của phòng ăn
- K là viết tắt của nhà bếp
- S là viết tắt của khu vực lưu trữ
- R là viết tắt của cả căn hộ kiểu studio hay còn gọi là tất cả mọi thứ trong một phòng.
Thông thường, bạn sẽ thấy “2LDK” hoặc “1K” trên danh sách đăng cho thuê – chữ viết tắt đầu có nghĩa là 2 phòng, phòng khách, phòng ăn và nhà bếp; trong khi cái sau có nghĩa là 1 phòng có bếp.
Điều này có thể khiến bạn ngạc nhiên nhưng theo truyền thống, các tài sản cho thuê không có đồ đạc, thậm chí không có cả bếp nấu, máy điều hòa không khí hoặc bóng đèn. Tuy nhiên, một số công ty, ví dụ như Village House, có các bất động sản được trang trí nội thất sẵn với mức giá hợp lý.
Cũng cần lưu ý rằng gần 100% tài sản ở Nhật Bản được thuê thông qua môi giới hoặc công ty bất động sản, họ sẽ thay mặt bạn đàm phán với chủ nhà hoặc chủ sở hữu.
Một trong những trở ngại khó khăn nhất khi thuê nhà ở Nhật Bản là cần có người bảo lãnh hoặc người đồng ký tên. Người bảo lãnh là người có trách nhiệm pháp lý phải trả tiền thuê nhà nếu bạn không trả. Theo truyền thống, người bảo lãnh phải là công dân Nhật Bản có thu nhập khả thi và ở một độ tuổi nhất định. Nhiều sinh viên mới tốt nghiệp đang tìm kiếm một nơi để ở thường sẽ chỉ định cha mẹ của họ làm người bảo lãnh nhưng những người không phải là người Nhật thì không có được đặc quyền này.
Bạn nên cân nhắc về các công ty bảo lãnh hoặc còn gọi là hosho kaisha, đơn vị này sẽ đóng vai trò là người bảo lãnh cho bạn trong trường hợp không may là bạn không thể trả tiền thuê nhà. Nhiều đại lý bất động sản sẽ giới thiệu một công ty bảo lãnh mà họ đã hợp tác khi bạn ký hợp đồng thuê nhưng bạn cũng có thể tự do lựa chọn công ty theo ý mình.
Một chuyện khác có thể khiến bạn sốc về việc thuê nhà ở Nhật Bản là chi phí ban đầu, có thể rất cao, lên tới 5-6 tháng tiền thuê nhà! Tại sao vậy? Và, đây là bảng phân tích tổng quát về những chi phí bao gồm trong chi phí ban đầu:
- Phí bảo lãnh – 50% – 100% của một tháng tiền thuê nhà
- Tiền ký quỹ – 1 tháng tiền nhà
- Phí bảo hiểm – từ 20.000 Yên trở lên
- Phí môi giới – 100% một tháng tiền thuê
- Phí vệ sinh – tối thiểu 30.000 Yên lên đến 100% tiền thuê một tháng
- Tiền lễ (giống như “quà” cho chủ nhà để cảm ơn vì cho bạn thuê căn hộ của họ) – 1 – 2 tháng tiền nhà
- Phí thay khóa
- Các khoản phí linh tinh khác như tiền đặt cọc bổ sung nếu bạn nuôi thú cưng
Chi phí sinh hoạt
Chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào nơi bạn sống, loại nhà ở bạn đang sống, thói quen chi tiêu của bạn, nếu bạn độc thân, là vợ chồng mới cưới hoặc có cả gia đình, v.v.
Nhìn chung thì:
- Nhà ở tại Nhật Bản có thể có giá từ 800 USD đến 5.000 USD.
- Thực phẩm, tạp hóa, đi ăn ngoài, dịch vụ giao nhận, v.v. có thể có giá từ 250 USD đến 700 USD
- Chi phí đi lại (tùy thuộc vào nơi bạn ở, phương tiện giao thông bạn mua và công ty của bạn có thanh toán các chi phí này hay không) có thể tốn từ 30 USD đến 150 USD mỗi tháng
- Các tiện ích (khí đốt, điện, nước) có thể dao động từ 100 USD đến 300 USD
Bảo hiểm y tế
Bất kỳ ai – cả công dân Nhật lẫn người nước ngoài – cư trú tại Nhật Bản hơn 3 tháng đều cần phải đăng ký bảo hiểm y tế bắt buộc được gọi là Bảo hiểm Sức khỏe Quốc dân (NHI) hoặc Kokumin-kenko-hoken. Bảo hiểm y tế bạn đăng ký sẽ phụ thuộc vào tình trạng việc làm, tuổi tác và nơi cư trú của bạn nên bạn không thể tự chọn.
Một trong những điều tốt nhất về hệ thống NHI của Nhật Bản là không có hạn chế hoặc giới hạn về nơi nhận dịch vụ chăm sóc y tế nhưng hãy nhớ rằng một số phòng khám và đơn vị cung cấp dịch vụ y tế không chấp nhận NHI.
Hệ thống bảo hiểm sức khỏe y tế quốc dân của Nhật bao gồm chăm sóc tại bệnh viện, chăm sóc ngoại trú, chăm sóc sức khỏe tâm thần, thuốc theo toa và nha khoa; và bệnh nhân chỉ cần thanh toán tối đa 30% tổng hóa đơn.
Hệ thống giáo dục Nhật Bản
Hệ thống trường học ở Nhật Bản được phân chia như sau:
- 6 năm tiểu học
- 3 năm trung học cơ sở
- 3 năm phổ thông trung học
Tiếp theo là chương trình giáo dục cao đẳng 2 đến 3 năm hoặc giáo dục đại học 4 năm.
Giáo dục bắt buộc ở Nhật Bản là 9 năm, tức là tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc đối với tất cả học sinh.
Năm học ở Nhật Bản bắt đầu vào tháng Tư và kết thúc vào tháng Ba chia làm 3 học kỳ:
- Học kỳ 1 từ ngày 1 tháng 4 đến tháng 8
- Học kỳ 2 từ ngày 2 tháng 9 đến tháng 12
- Học kỳ 3 từ ngày 3 tháng 1 đến tháng 3
Kỳ nghỉ hè từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 8; nghỉ đông từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1; và nghỉ xuân từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4.
Trường học học từ thứ Hai đến thứ Sáu và đối với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông thì đôi khi học cả thứ Bảy. Các hoạt động như sinh hoạt câu lạc bộ hoặc hoạt động ngoại khóa là một phần quan trọng trong văn hóa giáo dục ở Nhật Bản, mọi học sinh đều được khuyến khích nên đăng ký các hoạt động này tùy theo sở thích.
Trường công ở Nhật miễn phí cho cả người Nhật và người nước ngoài, nhưng phụ huynh và người giám hộ vẫn sẽ phải trả chi phí ăn trưa, tài liệu học tập và đồng phục.
Đối với những người muốn cho (các) con mình học tại các trường quốc tế, có khoảng 40 trường quốc tế được công nhận tại Nhật Bản. Bạn có thể tìm thêm thông tin trên cơ sở dữ liệu của Hội đồng các trường quốc tế Nhật Bản.
Văn hóa làm việc
Company loyalty is also highly sought after and thus, staying with one company is still far more commonplace than job hopping. Văn hóa làm việc của Nhật Bản nổi tiếng vì đòi hỏi sự cống hiến hết mình của nhân viên, dẫn đến môi trường làm việc có vẻ khắc nghiệt và nặng tính phân cấp.
Một cuộc khảo sát năm 2015 cho thấy 53% nhân viên Nhật Bản không biết họ được hưởng bao nhiêu ngày phép hàng năm, điều này không có gì ngạc nhiên vì nhân viên tại Nhật thuộc top những người lao động thiếu ngày nghỉ nhiều thứ 2 trên thế giới.
Phản ánh nét văn hóa và xã hội theo chủ nghĩa tập thể của Nhật Bản, việc làm việc theo nhóm và đưa ra quyết định theo nhóm rất được tôn trọng. Cấu trúc phân cấp cũng có nghĩa là việc thăng chức sẽ dựa trên cấp bậc và/hoặc thời gian bạn làm việc cho công ty.
Lòng trung thành với công ty cũng được đánh giá cao và do đó, làm việc lâu dài tại một công ty vẫn phổ biến hơn nhiều so với thường xuyên nhảy việc.
Nói tóm lại, chuyển đến sống ở Nhật Bản có thể rất xứng đáng và là một trải nghiệm tuyệt vời, nhưng nhớ tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng để việc di chuyển thuận lợi suôn sẻ. Nếu bạn đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để sinh sống hợp pháp tại Nhật Bản trong thời gian sắp tới và đang tìm nơi ở, Village House có các căn hộ vừa túi tiền trên khắp 47 tỉnh thành ở Nhật với chi phí ban đầu rất thấp.