Một số khu chung cư được tận dụng đặc điểm có mặt bằng rộng và cao 4 đến 5 tầng nên đã trở thành “điểm sơ tán khẩn cấp được chỉ định” trong khu vực. Địa điểm sơ tán khẩn cấp được chỉ định được định nghĩa là “cơ sở hoặc địa điểm mà cư dân có thể sơ tán khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho họ trong trường hợp có nguy cơ cao sắp xảy ra thảm họa như sóng thần hoặc lũ lụt”.
Theo kinh nghiệm từ những người đã trải qua động đất lớn, có ba khó khăn ngay sau động đất: thiếu thông tin, nguồn cung cấp nước và vấn đề vệ sinh. Không thể sử dụng TV và radio do mất điện hoặc hết pin, vì vậy không còn lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng điện thoại thông minh hay điện thoại di động. Nhưng vì muốn ưu tiên việc liên lạc an toàn cho gia đình và người thân, nên phải sử dụng điện thoại di động trong khi lo lắng về mức pin. Thật khó để có thông tin mới nhất trong hoàn cảnh cứ bất an như vậy. Còn về nguồn nước, ngoài nước uống, nước còn cần cho nhiều mục đích khác nhau như vệ sinh, nhưng trong trường hợp có thiên tai, nước sẽ nhanh chóng được mua hết, cũng không có thùng nhựa, và không còn cách nào khác là phải xếp hàng chờ đợi xe chở nước. Nếu tình trạng cúp nước vẫn tiếp diễn, thậm chí không thể tắm được. Do không được tắm táp, cơ thể sẽ có mùi và nhớp nháp, dẫn đến vấn đề vệ sinh. Khi thảm họa xảy ra, trung tâm sơ tán trở thành nơi trú ngụ của những người bị ảnh hưởng cho đến khi đường huyết mạch được khôi phục. Những người đến trung tâm sơ tán đến từ nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ, ngoài khác về tuổi và giới tính, có nguời bị bệnh mãn tính, có người bị dị ứng, người nước ngoài, phụ nữ mang thai, v.v. Các trung tâm sơ tán cũng đóng vai trò là cơ sở hỗ trợ phục hồi và tái thiết khu vực, chẳng hạn như cung cấp thông tin, nước, thực phẩm và hàng hóa mà người dân địa phương cần.
Trước đây, Village House đã tổ chức các sự kiện cho cư dân Việt Nam tìm hiểu cách chuẩn bị ứng phó với thảm họa và những việc cần làm. Nhiều người nước ngoài không quen với các thảm họa như động đất, vì vậy nó không chỉ hữu ích như một bài học về cách tự bảo vệ mình trong trường hợp khẩn cấp mà còn là cơ hội để kết nối với cộng đồng địa phương. Vì Việt Nam là quốc gia hầu như không có động đất nên rất khó hình dung nếu động đất xảy ra thì sẽ như thế nào. Khi một trận động đất thực sự xảy ra, một số người nói rằng họ lo lắng không biết phải làm gì, và họ cho biết cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi biết những thông tin này.
Thiên tai xảy ra ở đâu đó hầu như hàng năm, nhưng khi thông tin sơ tán được ban hành bởi các thành phố, nó được truyền trực tiếp qua truyền hình, đài phát thanh, Internet, điện thoại di động, cũng như các phương tiện công cộng địa phương và đài phát thanh phòng chống thiên tai. Có các mức cảnh báo từ 1 đến 5, theo các cấp độ. Cấp 1: thông tin cảnh báo sớm, cấp 2: chú ý/cảnh báo, cấp 3: sơ tán người già, v.v., cấp 4: lệnh sơ tán, cấp 5: đảm bảo an toàn khẩn cấp (thảm họa đã xảy ra hoặc sắp xảy ra). Điều quan trọng là bản thân phải ý thức có sự chuẩn bị khi đi sơ tán bằng cách sử dụng các bản đồ nguy hiểm, v.v. Điều quan trọng là phải ở nhà nếu bạn có thể phán đoán nơi ở của mình đang an toàn, nhưng hãy đưa ra quyết định sớm, khi thấy bất an hãy sơ tán ngay lập tức đến điểm sơ tán khẩn cấp được chỉ định trong khu vực của bạn để bảo toàn tính mạng của bản thân!