Ở Nhật, tháng Ba và tháng Tư báo hiệu giai đoạn đổi mới và thay đổi. Tháng Ba đánh dấu kết thúc năm học và năm tài chính, còn tháng Tư thì là khởi đầu của năm học và năm tài chính mới. Giai đoạn này trùng với mùa xuân cũng không có gì đáng ngạc nhiên, vì trong nhiều nền văn hóa và tôn giáo trên thế giới, mùa xuân là biểu tượng cho sự đổi mới và khởi đầu mới.
Đối với người Nhật Bản, giai đoạn chuyển đổi này thường được gọi là “shinseikatsu”, theo nghĩa đen có thể dịch là “hoạt động cho cuộc sống mới”. Trong những tháng này, mọi người bắt đầu công việc mới, chuyển nhà mới, thành phố mới, tỉnh mới, chuyển trường hoặc bắt đầu đi học đại học.
Những thay đổi này vừa đáng sợ vừa choáng ngợp, nhưng đấy là một phần không thể tránh khỏi và có thể nói là cần thiết trong cuộc sống. Khi đón nhận những thay đổi, chúng có thể giúp người ta có được những góc nhìn mới, thoát khỏi vùng an toàn và mang lại những cơ hội, trải nghiệm mới.
Để giúp bạn vượt qua những thay đổi như vậy trong thời kỳ shinseikatsu, bài viết này sẽ trình bày 5 nỗi lo lắng mọi người thường gặp trong gian đoạn này, đồng thời gợi ý cách giải quyết tốt nhất để giảm thiểu lo lắng và căng thẳng. Bên cạnh đó, nếu đang tìm kiếm một nơi ở mới, hãy cân nhắc Village House, một công ty bất động sản với hơn 1.000 bất động sản trên khắp 47 tỉnh của Nhật Bản.
1. Khó dậy sớm buổi sáng
Nhất là đối với các bạn trẻ mới ở một mình lần đầu, nỗi lo thường gặp nhất chắc hẳn là… không dậy nổi vào buổi sáng! Đừng lo, việc thiết lập một thói quen buổi sáng phù hợp và kiên trì thực hiện sẽ giúp bạn khởi đầu ngày mới suôn sẻ hơn nhiều đấy!
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người hoạt động hiệu quả hơn nhờ thói quen bởi vì:
- Thiết lập cấu trúc cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
- Giúp bạn kiểm soát lịch trình và cảm thấy chủ động hơn.
- life Giảm căng thẳng, nhờ đó cải thiện sức khỏe tổng thể và giấc ngủ – những yếu tố quan trọng cho một cuộc sống vui vẻ
Một trong những thói quen mà mọi người thường than phiền và không nỗ lực thực hiện chính là thói quen buổi sáng. Chắc hẳn nhiều bạn ưu tiên ngủ nướng thêm vài phút thay vì xây dựng một thói quen buổi sáng. Nghe thì có vẻ hấp dẫn đấy, nhưng một buổi sáng vội vàng, hối hả thực sự có thể khiến cả ngày của bạn bị ảnh hưởng đấy.
Để tránh điều này, các nghiên cứu khuyên bạn nên dành ra 90 phút đến 2 tiếng buổi sáng trước khi đi làm hoặc bắt đầu công việc (nếu bạn làm việc tại nhà). Khoảng thời gian này đủ để bạn:
- Thức dậy từ từ theo nhịp điệu tự nhiên của cơ thể
- Tắm rửa, vệ sinh cá nhân cho ngày mới
- Tập thể dục nhẹ nhàng hoặc giãn cơ
- Chuẩn bị và ăn bữa sáng đủ chất, giúp bạn no lâu đến tận trưa
- Chuẩn bị cơm trưa đem theo đi làm hoặc đi học
- Dành một chút “thời gian cho bản thân” trước khi bắt đầu ngày mới.
Ngoài ra, bạn có thể tối ưu hóa thời gian buổi sáng bằng cách chuẩn bị một số việc từ tối hôm trước, chẳng hạn như:
- Chuẩn bị sẵn túi đi làm hoặc đi học
- Chọn sẵn trang phục cho ngày hôm sau
- Chuẩn bị nguyên liệu cho bữa sáng và/hoặc bữa trưa ngày hôm sau
Nếu không phải là người quen dậy sớm, bạn có thể luyện để thức dậy vào một khung thời gian nhất định bằng cách từ từ dậy sớm hơn mỗi tuần 1 tiếng trước khi bắt đầu đi học/đi làm. Điều quan trọng chính là sự kiên trì và đừng quên đặt đồng hồ báo thức. Cố đừng bấm nút “đổ chuông lại” vì điều này có thể làm gián đoạn chu trình ngủ.
2. Những thách thức trong công việc mới
Một nỗi lo thường gặp khác trong giai đoạn shinseikatsu chính là ngày đầu tiên đi làm – nỗi lo này thường do các yếu tố sau gây ra:
- Đồng nghiệp mới
- Môi trường mới
- Lo lắng về thành tích công việc
- Quá tải thông tin mới cần tiếp nhận
Nhất là trong văn hóa Nhật Bản, ấn tượng đầu tiên lại cực kỳ quan trọng. Áp lực phải là nhân viên xuất sắc nhất chắc chắn khiến bạn bất an. Nhưng đừng lo, để giảm thiểu căng thẳng, lo lắng và hồi hộp trong ngày đầu tiên đi làm, bạn có thể tham khảo những tuyệt chiêu sau:
- Lên kế hoạch di chuyển: Ghi nhớ tuyến tàu hoặc xe buýt cần đi. Nếu có thể, hãy thử đi trước ngày đi làm đầu tiên để xem mất bao lâu. Nhờ đó, bạn có thể tính toán thời gian thức dậy hợp lý
- Chọn trang phục: Chọn trang phục phù hợp với quy định ăn mặc của công ty (nếu có). Điều này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt ngay từ lần gặp đầu tiên.
- Đúng giấc là trên hết. Hãy ghi nhớ câu “sớm là đúng giờ, đúng giờ là trễ” nhé.
- Thân thiện, hòa đồng: Hãy cư xử chân thành và thân thiện, nhưng đừng biến mình thành người ai bảo gì cũng ừ!
- Chuẩn bị một phần giới thiệu ngắn gọn về bản thân.
- Chăm chú lắng nghe và đặt câu hỏi: Đặc biệt là trong ngày đầu tiên, hãy tích cực đặt câu hỏi. Điều này cho thấy bạn ham học hỏi và đang tích cực tiếp thu những thông tin được hướng dẫn.
- Hãy chú ý quan sát – bạn có thể học được nhiều điều khi quan sát đồng nghiệp làm việc.
- Nhận lời tham gia ăn trưa hoặc uống nước sau giờ làm việc để giao lưu và kết nối với đồng nghiệp, khách hàng.
3. Quá nhiều việc nhà
Việc nhà – kẻ thù bất đắc dĩ và thực tế của cuộc sống trưởng thành. Không ai thích làm việc nhà nhưng vẫn phải làm và tùy vào việc bạn sống một mình, sống cùng ai đó, hoặc sống với gia đình, mà bạn sẽ cần bố trí thời gian để làm việc nhà.
Bí kíp hữu hiệu và hiệu quả nhất để giải quyết việc nhà tiết kiệm thời gian và công sức chính là dành riêng ra một “Ngày Làm Việc Nhà” (thường là cuối tuần) cho những việc này. Dọn nhà, đổ rác (nhớ chú ý lịch đổ rác ở khu vực bạn ở nhé vì ở Nhật Bản có các quy định về ngày đổ rác), các việc vặt như đi chợ – tất tần tật đều có thể giải quyết trong ngày này!
Đối với các bạn làm việc ở nhà thì việc nhà lại linh hoạt hơn nhiều. Bạn có thể lồng ghép các công việc này vào lịch trình hàng ngày. Ví dụ tranh thủ giờ nghỉ trưa đi siêu thị, cần giải lao sau khi ngồi máy tính cả buổi thì lau bếp, hút bụi một vài phòng, thậm chí giặt luôn một mẻ quần áo.
Còn nếu sống chung với bạn bè, người yêu hoặc gia đình, thì họp mặt bàn bạc phân công việc nhà là một cách hay. Vừa công bằng, vừa tận dụng sở trường sở đoản của mỗi người, việc nhà sẽ không còn là một vấn đề phiền toái nữa.
4. Quản lý tiền bạc
Các bạn trẻ mới sống một mình lần đầu hoặc mới có công việc toàn thời gian đầu tiên, chắc hẳn ai cũng có chút “cám dỗ” muốn “chơi sang” phải không nào? Nhưng khoan đã, tình hình kinh tế hiện nay vẫn đang phục hồi sau đại dịch, nên việc quản lý tài chính là điều cực kỳ quan trọng.
Cách quản lý tài chính phụ thuộc nhiều vào lối sống của bạn, những gì bạn sẵn sàng hy sinh và thỏa hiệp. Tuy nhiên, có một quy tắc chung khá hữu ích là 50/30/20, hay còn gọi là 50% thu nhập dành cho tiền thuê nhà, hóa đơn, ăn uống và đi lại; 30% cho những thứ bạn muốn, giải trí và xa xỉ phẩm; và 20% để tiết kiệm. Tất nhiên, đây chỉ là một con số ước tính, có thể linh hoạt điều chỉnh tùy theo mỗi người.
Dù vậy, việc lên kế hoạch chi tiêu cho các khoản như thực phẩm, đi lại và ăn uống là điều cần thiết. Nếu ngân hàng của bạn có tính năng này, hãy tạo một “ngăn mục” riêng để gửi tiền để thanh toán riêng các các tiện ích và hóa đơn; và thiết lập tính năng tự động thanh toán tiền điện, nước… hàng tháng.
Cuối cùng, việc tiết kiệm một phần thu nhập mỗi tháng cho những ngày “mưa gió” và các trường hợp khẩn cấp là rất quan trọng. Bạn cũng có thể tạo một “ngăn mục” riêng trong tài khoản ngân hàng, tách biệt với tài khoản chính để cho mục đích này.
5. Cảm thấy cô đơn
Con người vốn dĩ là loài sống cộng đồng, nên việc cảm thấy cô đơn và lạc lõng khi bắt đầu một chương mới trong cuộc sống, xa rời gia đình và bạn bè là điều hoàn toàn bình thường. Mỗi người có cách thích nghi khác nhau, nhưng đây là một vài tuyệt chiêu “chống cô đơn” hiệu quả:
- Kết bạn với đồng nghiệp bằng cách rủ hoặc nhận lời mời đi ăn trưa, đi uống sau giờ làm
- Cố giữ liên lạc với người thân và bạn bè, đặc biệt là nếu sống xa cách về mặt địa lý
- Tham gia câu lạc bộ hoặc đi tập gym để gặp gỡ và giao lưu với mọi người
- Làm quen với hàng xóm
- Tham gia hoạt động từ thiện tại địa phương
Nhà văn tự do với hơn 2 năm kinh nghiệm viết cho Blog Village House, giáo viên dạy tiếng Anh và là người làm việc từ xa không cố định tại một nơi đã sống ở các quốc gia bao gồm Cộng hòa Séc, Vương quốc Anh, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nhật Bản và gần đây nhất là Gruzia. Tôi không ngừng săn lùng căn hộ tốt nhất, tối ưu nhất để làm việc từ xa khi không hứng thú với việc đi xem liên hoan phim, hòa nhạc và kịch.