Nhiều người mơ ước chuyển ra khỏi nhà bố mẹ để được sống tự lập. Bạn có thể đang nghĩ: “Mình sắp có việc làm nên muốn sống một mình,” hoặc đang thắc mắc: “Liệu có thể ký hợp đồng thuê nhà nếu mình chưa đủ tuổi thành niên không?”.
Bạn có thể muốn tự trang trí không gian sống riêng của mình và mời bạn bè đến mà không bị bố mẹ can thiệp. Tuy nhiên, khi chưa đủ tuổi, thường bạn không thể ký hợp đồng thuê nhà mà không có sự đồng ý của bố mẹ.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách để sống độc lập khi chưa đủ tuổi. Chúng tôi cũng sẽ giới thiệu cách lập hợp đồng thuê nhà ngay cả khi không có sự đồng ý của bố mẹ. Hãy tham khảo thông tin trong bài viết này để tiếp tục thực hiện kế hoạch sống độc lập của bản thân.
Village House cung cấp đa dạng các bất động sản co thuê giá cả phải chăng trên khắp Nhật Bản, với tiền thuê nhà chỉ từ 20.000 yên. Bạn còn không cần chi trả tiền đặt cọc, tiền lễ, phí hoặc phí gia hạn hợp đồng. Hãy truy cập ngay trang web của chúng tôi để tìm ngôi nhà hoàn hảo cho mình.
Người vị thành niên có thể ký hợp đồng thuê nhà không?
Người vị thành niên muốn thuê nhà cần có sự đồng ý của cha mẹ. Theo pháp luật, cha mẹ chịu trách nhiệm quyết định nơi ở của con mình cho đến khi chúng trưởng thành. Do đó, người vị thành niên không thể sống một mình mà không có sự chấp thuận của cha mẹ.
Cho đến gần đây, người trưởng thành được công nhận theo luật là khi bước sang tuổi 20. Tuy nhiên, sau khi sửa đổi luật vào tháng 4 năm 2022, một cá nhân được coi là người lớn khi bước sang tuổi 18. Do đó, khi bạn bước sang tuổi 18, bạn không còn cần có sự đồng ý của cha mẹ đối với các vấn đề pháp lý, chẳng hạn như ký hợp đồng cho thuê.
Trước khi sửa luật, nếu một người dưới 20 tuổi ký hợp đồng mà không có sự cho phép của cha mẹ, cha mẹ có thể hủy hợp đồng đó. Tuy nhiên, sau sửa đổi tháng 4 năm 2022, cha mẹ không thể đơn phương hủy bỏ hợp đồng cho thuê được ký bởi những người trên 18 tuổi.
Tham khảo: Sửa đổi Luật Dân sự (Độ tuổi trưởng thành) của Bộ Tư pháp – Hỏi đáp
Người vị thành niên ký hợp đồng mà không cần sự đồng ý của cha mẹ như thế nào
Vì độ tuổi trưởng thành được hạ xuống 18, một giải pháp là đợi đến khi bạn đủ 18 rồi mới ký hợp đồng thuê nhà. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, một số người có thể muốn ký hợp đồng thuê nhà trước khi đủ tuổi trưởng thành.
Nếu đang đi làm, bạn có thể cân nhắc hỏi công ty có thể sắp xếp ký hợp đồng thuê nhà dưới dạng doanh nghiệp được không. Dưới hình thức hợp đồng thuê nhà ký theo doanh nghiệp, hợp đồng được ký dưới tên của công ty, vì vậy bạn không cần sự đồng ý của cha mẹ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự đồng ý của cha mẹ vẫn có thể cần thiết khi ký hợp đồng với công ty, vì vậy bạn nhớ check kỹ việc này.
Bí quyết để người vị thành niên vượt qua vòng sàng lọc người thuê nhà
Sau đây là các điểm chính yếu để đảm bảo bạn vượt qua vòng sàng lọc:
- Ngân sách thuê nhà nằm ở mức 1/4 thu nhập ròng
Mặc dù đa số những bài viết hướng dẫn thường gợi ý mức chi khoảng 1/3 thu nhập cho tiền thuê nhà, nhưng nếu là người dưới tuổi thành niên, bạn nên cân nhắc ngân sách tiền thuê nhà không vượt quá 1/4 thu nhập ròng. Chi phí này bao gồm cả phí quản lý và các chi phí chung. Cách này có thể giúp bạn dễ dàng vượt qua vòng sàng lọc thuê nhà hơn.
Thu nhập ròng là số tiền còn lại sau khi trừ đi phí bảo hiểm xã hội và thuế. Đây là số tiền thực tế bạn nhận được, không phải là tổng thu nhập, vì vậy cần lưu ý áp dụng chính xác số thu nhập này khi lập ngân sách tiền thuê nhà.
- Chỉ định một người thân ổn định làm người bảo lãnh
Có người thân có thu nhập ổn định làm người bảo lãnh có thể đơn giản hóa quá trình sàng lọc của công ty bảo lãnh thuê nhà. Một người bảo lãnh đáng tin cậy không chỉ giúp bạn dễ dàng vượt qua vòng sàng lọc mà còn làm cho công ty quản lý và chủ nhà yên tâm về sự hỗ trợ tài chính, giúp người vị thành niên dễ thuê được nhà hơn.
- Đăng ký để được kiểm tra tài khoản tiết kiệm
Nếu thu nhập của bạn không ổn định hoặc không đủ so với tiền thuê nhà, việc có khoản tiết kiệm đáng kể có thể giúp bạn dễ dàng vượt qua vòng sàng lọc. Bạn nên có khoản tiết kiệm tương đương ít nhất 24 tháng (2 năm) tiền thuê nhà của căn nhà bạn quan tâm. Điều này không chỉ chứng minh sự ổn định tài chính của bạn mà còn khiến chủ nhà yên tâm hơn.
Tuy nhiên, ngay cả khi có đủ tiền tiết kiệm thì cũng không chắc bạn có thể vượt qua vòng sàng lọc vì mức độ khó của quá trình sàng lọc còn tùy vào công ty quản lý và chủ nhà.
- Thể hiện tốt và tạo dấu ấn tích cực
Ngoại hình và thái độ của bạn đóng vai trò quan trọng trong cách người chủ nhà và công ty quản lý nhìn nhận và đánh giá bạn. Những ấn tượng này được truyền đạt thông qua môi giới bất động sản. Khi đi xem bất động sản hoặc gặp môi giới, nhớ luôn ăn mặc chỉnh tề, lịch sự và thể hiện thái độ hòa nhã. Tạo ấn tượng tốt với những người liên quan đến quá trình sàng lọc cũng là một điểm quan trọng giúp bạn vượt qua vòng sàng lọc.
Nếu bạn đàm phán với thái độ hung hăng, bạn có thể tạo ấn tượng rằng mình sẽ là người gây rắc rối với hàng xóm trong thời gian thuê nhà, điều này có thể khiến bạn khó vượt qua vòng sàng lọc. Do đó, hãy thận trọng và giữ luôn thái độ tôn trọng, hòa nhã.
- Để cha mẹ ký thay hợp đồng
Một giải pháp khác là để cha mẹ ký hợp đồng thuê nhà thay mặt bạn. Đây là một cách phổ biến đối với những người chưa thành niên và sinh viên thuê căn hộ.
Tiêu chí sàng lọc đối với người đại diện là cha mẹ cũng tương tự như đối với người bảo lãnh. Tuy nhiên, nếu người đại diện là họ hàng xa chứ không phải là cha mẹ, khả năng bị từ chối sẽ cao hơn.
Lưu ý rằng hợp đồng ủy quyền cần có sự cho phép của chủ nhà. Việc ký kết thỏa thuận ủy quyền mà không có sự chấp thuận trước của chủ nhà có thể bị coi là vi phạm hợp đồng. Do đó, việc tham khảo ý kiến của công ty bất động sản trước khi áp dụng giải pháp này là rất quan trọng.
Hồ sơ cần thiết để ký hợp đồng thuê nhà
Mặc dù chi tiết có thể thay đổi tùy theo công ty bất động sản, nhưng nhìn chung, dưới đây các hồ sơ cần phải có khi ký hợp đồng thuê nhà đối với người vị thành niên.
Thẻ đăng ký thường trú | Thẻ đăng ký thường trú được cấp trong vòng 3 tháng qua |
Căn cước | Giấy phép lái xe hoặc hộ chiếu |
Đơn chấp thuận của cha mẹ | Đơn chấp thuận được cả chả và mẹ ký và đóng dấu Tuy nhiên, không áp dụng trong trường hợp cha mẹ ly hôn hoặc có người qua đời |
Giấy chứng nhận con dấu | Con dấu đã đăng ký và giấy chứng nhận con dấu đã đăng ký tại chính quyền địa phương |
Sổ ngân hàng/con dấu ngân hàng | Nếu thanh toán tiền thuê nhà bằng cách ghi nợ trực tiếp, hãy mang theo con dấu ngân hàng và sổ ngân hàng |
Hồ sơ giấy tờ liên quan đến người bảo lãnh | Thẻ đăng ký thường trú, giấy chứng nhận con dấu và giấy chứng nhận thu nhập của người bảo lãnh |
Người vị thành niên sống một mình không có sự hỗ trợ của phụ huynh rất khó khăn
Khi ký hợp đồng thuê nhà, sẽ phát sinh rất nhiều khoản chi phí phải chi trả, bao gồm các chi phí ban đầu lúc ký hợp đồng và chi phí sinh hoạt hàng tháng. Nếu thu nhập không ổn định, bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi sống nếu không có sự giúp đỡ của cha mẹ.
Các chi phí ban đầu
Tiền thuê | 1 tháng tiền thuê |
Tiền thuê theo ngày | Theo ngày thuê |
Tiền đặt cọc | 0-2 tháng tiền thuê |
Tiền lễ | 0-2 tháng tiền thuê |
Phí môi giới | 0,5-1 tháng tiền thuê |
Phí đổi chìa khóa | Khoảng 11.000-25.000 yên |
Bảo hiểm hỏa hoạn (2 năm) | Khoảng 20.000 yên |
Phí công ty bảo lãnh | Khoảng 25.000 yên |
Khi sống một mình, bạn sẽ cần phải chi trả các chi phí ban đầu như tiền đặt cọc, tiền lễ, phí môi giới và phí đổi chìa khóa. Mặc dù số tiền sẽ thay đổi tùy vào tiền thuê nhà, nhưng tốt nhất nên ước lượng các chi phí ban đầu cần thiết để sống một mình là từ 5 đến 6 tháng tiền thuê nhà.
Chi phí dọn nhà và chi phí mua đồ nội thất, thiết bị
Chi phí dọn nhà khác nhau tùy vào các thời điểm trong năm. Trong mùa chuyển nhà, phí dọn nhà cao hơn, còn nếu không phải mùa cao điểm, chi phí này có thể cắt giảm bớt được.
Ngoài ra, các đồ nội thất và thiết bị cần thiết khi sống một mình như liệt kê trong bảng dưới đây. Nếu bạn muốn tiết kiệm tối đa chi phí dọn nhà, nên mang theo đồ cũ từ nhà bố mẹ hoặc mua đồ cũ,
Chăn ga giường | Khoảng 20.000 yên |
Bàn | Khoảng 10.000 yên |
Rèm | Khoảng 3.000 yên |
Tủ lạnh | Khoảng 35.000 yên |
Máy giặt | Khoảng 35.000 yên |
Lò vi sóng | Khoảng 10.000 yên |
Nồi cơm điện | Khoảng 5.000 yên |
Ấm đun nước điện | Khoảng 2.000 yên |
Tổng cộng | Khoảng 120.000 yên |
Bạn cũng cần chi trả cho các nhu yếu phẩm hàng ngày như dụng cụ nấu nướng và vệ sinh giặt tẩy. Ngân sách cho các khoản này khoảng từ 10.000 đến 20.000 yên là hợp lý. Bạn có thể xem thêm danh sách đầy đủ các vật dụng cần có khi lần đầu sống một mình trong trang blog của chúng tôi.
Chi phí sinh hoạt hàng tháng
Thực phẩm | Khoảng 30.000 yên |
Chi phí điện thoại di động và liên lạc | Khoảng 10.000 yên |
Tiện ích | Khoảng 10.000 yên |
Nhu yếu phẩm hàng ngày | Khoảng 10.000 yên |
Quần áo | Khoảng 10.000 yên |
Đi lại | Khoảng 10.000 yên |
Giải trí | Khoảng 20.000 yên |
Tổng cộng | Khoảng 100.000 yên |
Tham khảo: Cục Thống kê, Bộ Nội vụ và Truyền thông, “Khảo sát hộ gia đình: Chi tiêu hộ gia đình”
Các chi phí trên đây chưa bao gồm chi phí thuê nhà. Ví dụ nếu tiền thuê nhà của bạn là 45.000 yên thì chi phí sinh hoạt hàng tháng sẽ rơi vào khoảng 145.000 yên. Dĩ nhiên, chi phí sinh hoạt cũng còn tùy thuộc nhiều vào lối sống của bạn. Hãy cân nhắc để tính toán chi phí sinh hoạt và ngân sách một cách hợp lý.
Village House có hơn 1.000 bất động sản cho thuê trên khắp nước Nhật. Khi thuê nhà qua Village House, các chi phí ban đầu sẽ rất thấp – chúng tôi không tính phí đặt cọc, tiền lễ, hoa hồng hay phí gia hạn. Nếu mối lo của bạn nằm ở khả năng chi trả, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi.
Xin chào, tôi là Machiko Doi, một nhà văn tự do viết về nhà ở và cuộc sống ở Nhật Bản.
Tôi sống trong một ngôi nhà 80 năm tuổi được thừa kế từ ông bà cùng với hai con mèo nhận nuôi và con gái của tôi.
Chúng tôi sống một cuộc sống thoải mái trong khi sửa chữa ngôi nhà này.
Tôi thích nấu rau hái từ vườn và cá tươi do bố tôi bắt được, thưởng thức chúng với bia lạnh vào ngày nóng hoặc rượu sake nóng vào ngày lạnh.