Việc đóng gói khi chuyển nhà có thể khiến ta cảm thấy choáng ngợp, nhất là khi chưa biết bắt đầu từ đâu. Không ít người rơi vào tình trạng bối rối hoặc cảm thấy bực bội khi mọi thứ không diễn ra như kế hoạch.
Để đóng gói hiệu quả, bạn cần có chiến lược rõ ràng. Nếu không đóng gói một cách kế hoạch, bạn sẽ vừa phí thời gian vừa phí công sức. Trong bài viết này sẽ chia sẻ hướng dẫn từng bước một, các mẹo hữu ích cũng như những điểm cần lưu ý để giúp bạn chuyển nhà một cách dễ dàng và suôn sẻ.
Tại Village House, chúng tôi có hơn 1.000 căn hộ cho thuê trên khắp nước Nhật. Nếu bạn đang tìm nhà mới để chuyển, đừng quên tham khảo trang web của chúng tôi để tìm hiểu thêm thông tin!
Vật dụng đóng gói cần thiết
Thùng carton
Thùng carton là vật dụng không thể thiếu để đóng gói đồ đạc khi chuyển nhà. Hãy chuẩn bị đủ số lượng thùng carton phù hợp với khối lượng đồ cần đóng gói. Một số công ty chuyển nhà còn cung cấp thùng carton miễn phí nằm trong gói dịch vụ của họ, thế nên nhớ kiểm tra trước để tiết kiệm chi phí.
Băng dính hoặc băng keo vải
Băng dính và băng keo vải là công cụ linh hoạt, hữu ích trong việc niêm phong thùng carton và cố định đồ đạc. Khi niêm phong hoặc gia cố thùng, hãy chọn loại băng dính chắc và có độ dính cao để đảm thùng nguyên vẹn trong suốt quá trình vận chuyển.
Bút lông không phai
Bút lông không phai là vật dụng quan trọng để ghi chú trên các thùng carton. Nên chuẩn bị cả bút màu đen và đỏ. Dùng bút đen để ghi mô tả nội dung như “Dao muỗng đũa” hoặc “Quần áo”. Bút đỏ được dùng để ghi chú quan trọng như “Hàng dễ vỡ” hoặc “Để theo chiều này hướng lên” để các thùng được vận chuyển đúng cách.
Báo giấy và vật liệu chèn lót thùng
Báo giấy và vật liệu chèn lót thùng rất thích hợp để bọc đồ dễ vỡ hoặc lấp đầy khoảng trống giữa các món đồ trong thùng carton. Chuẩn bị khoảng 1–2 tuần báo giấy hoặc mua các vật liệu chèn lót chuyên dụng để bảo vệ đồ đạc tốt nhất khi di chuyển.
Kéo và dao rọc giấy
Kéo và dao rọc giấy là vật dụng không thể thiếu để cắt băng dính, dây buộc khi đóng gói thùng carton. Chúng cũng rất tiện lợi để dán nhãn hoặc mở thùng khi dọn dẹp đồ đạc. Do đây là những dụng cụ rất hữu dụng trong quá trình chuyển nhà, nên để chúng ở nơi dễ tìm, dễ lấy.
Dụng cụ
Các dụng cụ như tua vít và thước dây rất cần phải có để tháo lắp đồ nội thất. Các dụng cụ này quan trọng trong suốt cả quá trình đóng gói và chuyển nhà, do đó nên để chúng ở nơi dễ tìm, dễ lấy.
Găng tay bảo hộ
Găng tay bảo hộ rất cần thiết để bảo vệ tay trong quá trình đóng gói và bê vác các thùng đồ. Trong quá trình chuyển nhà, bạn có thể vô tình bị trầy xước tay ở các góc thùng hoặc mép hồ sơ giấy tờ, do đó, cần phải có găng tay bảo hộ cho những ai phụ giúp trong quá trình chuyển nhà.
Dụng cụ vệ sinh
Chuẩn bị sẵn túi rác và khăn lau khi đóng gói. Trong quá trình đóng gói đồ đạc, bạn sẽ phát hiện ra bụi bẩn ở những góc khuất như phía sau đồ điện gia dụng hoặc đồ đạc nội thất trong nhà. Đây là lúc thuận tiện nhất để lau dọn những khu vực thường ngày khó tiếp cận.
Dây nylon
Dây nylon rất tiện để buộc gọn sách báo, tạp chí, hoặc các vật dụng dài và mỏng như ô dù. Bạn cũng có thể sử dụng dây nylon để quấn quanh thùng carton để tăng độ chắc chắn. Vì rất hữu dụng nên dây nhựa là món đồ nên có trong suốt quá trình dọn, chuyển nhà.
Thứ tự đóng gói
1 tháng đến 3 tuần trước khi chuyển nhà
Trước khi bắt đầu đóng gói, hãy chia nhà thành từng khu vực để đóng gói hiệu quả hơn. Trong khoảng từ 1 tháng đến 3 tuần trước ngày chuyển nhà, hãy bắt đầu gắn nhãn và phân chia các phòng hoặc khu vực thành từng nhóm.
Ví dụ, bạn có thể phân loại thành “Phòng khách,” “Nhà bếp,” “Phòng tắm,” “Nhà vệ sinh,” “Ban công,” v.v. Nếu phòng quá lớn, bạn có thể chia nhỏ hơn, chẳng hạn như “Phòng khách 1” và “Phòng khách 2.”
Trong khi phân loại, hãy phác thảo đơn giản mặt bằng của nhà mới. Điều này sẽ giúp việc dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc tại nhà mới dễ dàng hơn. Phác thảo mặt bằng này sẽ giúp bạn quyết định nơi đặt đồ đạc cũng như nên ưu tiên thùng nào cần mở trước.
Song song đó, bạn cũng có thể dọn bớt bằng cách bán hoặc quyên góp những món đồ không còn cần thiết ở cửa hàng tái chế, ứng dụng đồ cũ, hoặc bỏ bớt. Giảm bớt đồ đạc sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức đóng gói.
1 đến 3 tuần trước khi chuyển nhà
Bắt đầu đóng gói những vật dụng ít sử dụng trước. Ví dụ, ưu tiên đóng gói quần áo trái mùa hoặc đồ dùng nhà bếp dành cho khách. Đồng thời, cũng nên dành thời gian để sắp xếp tủ lạnh, tính toán lượng thực phẩm và gia vị trong tủ lạnh để sử dụng hết trước ngày chuyển nhà.
5 ngày trước khi chuyển nhà
Khoảng 5 ngày trước khi chuyển nhà, hãy bắt đầu tháo dỡ đồ nội thất và đóng các thiết bị điện gia dụng. Đối với các thiết bị lớn như máy giặt và tủ lạnh, nhớ rút hết nước còn sót lại để chuẩn bị cho việc vận chuyển, để đến ngày chuyển đi không phải lúng túng.
Ngoài ra, nếu bạn có những món đồ vẫn cần sử dụng cho đến ngày chuyển, hãy để chúng trong các thùng carton chưa niêm phong để dễ lấy ra khi cần. Đảm bảo tất cả mọi thứ đều được đóng gói sẵn sàng trước khi công ty chuyển nhà đến.
Mẹo và bí quyết đóng gói đồ đạc hiệu quả
Việc đóng gói theo một kế hoạch rõ ràng về khu vực bố trí món đồ tại nhà mới sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Thêm nữa phân loại và đóng gói các vật dụng thuộc cùng một phòng vào chung một thùng carton sẽ giúp việc sắp xếp sau khi chuyển nhà trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Đối với những món đồ cần sử dụng ngay sau khi chuyển đến, hãy dán nhãn thùng như “Đồ dùng cần thiết ngay”. Khi đó, bạn sẽ biết chính xác thùng nào cần mở đầu tiên. Một số món đồ nên đưa vào danh sách này gồm dụng cụ cần thiết để dỡ đồ, vật dụng vệ sinh, sạc điện thoại, rèm cửa, v.v.
Cách đóng gói từng loại đồ đạc
- Quần áo
Đóng gói quần áo trong thùng carton lớn để tránh quần áo bị nhàu nát. Một số công ty vận chuyển sẽ cung cấp thùng carton chuyên dụng để đóng gói quần áo. Nếu bạn có nhiều quần áo, hãy kiểm tra chi tiết dịch vụ của công ty vận chuyển trước.
- Sách truyện
Khi đóng gói số lượng lớn sách vở thường sẽ rất nặng, do đó nên chia thành nhiều thùng nhỏ, mỗi thùng khoảng 20-30 cuốn giấy bìa mềm, hoặc 15-20 cuốn truyện tranh để dễ vận chuyển.
- Dao muỗng nĩa
Dao muỗng nĩa thường dễ bị rơi vỡ, nên cần bọc riêng từng món bằng giấy báo. Sau đó, dùng vật liệu đệm để bọc kỹ và bảo vệ thêm. Khi cho vào thùng carton, hãy chèn thêm giấy báo hoặc vật liệu đệm vào các khe hở để tránh va đập trong quá trình vận chuyển.
Do số lượng lớn, hãy bắt đầu đóng gói dao muỗng nĩa cũng như quần áo từ khoảng hai tuần trước ngày chuyển nhà. Đầu tiên, tập trung vào những món đồ ít sử dụng và để lại các món sử dụng hàng ngày đóng gói sau cùng.
- Đồ điện gia dụng
Trong hầu hết các trường hợp, công ty vận chuyển sẽ vận chuyển đồ điện tử gia dụng vì các hạng mục này cần được xử lý cẩn thận. Tuy nhiên, cẩn tắc vô áy náy thì bạn nên sao lưu dữ liệu từ máy tính hoặc đầu ghi DVD trước. Đối với những thiết bị điện tử có thể tự đóng gói, hãy bọc trong màng xốp hơi (bubble wrap) trước khi cho vào thùng carton. Đừng quên chèn thêm vật liệu đệm để tránh thiết bị rung lắc trong quá trình vận chuyển.
- Giày dép
Trước tiên, vệ sinh sạch sẽ giày dép, sau đó nhét giấy hoặc vật liệu đệm vào trong để giữ phom. Tiếp theo, bọc từng đôi giày bằng túi nhựa hoặc giấy báo. Với những đôi ít sử dụng, hãy đóng gói trước ít nhất một tuần trước ngày chuyển nhà.
Những điểm quan trọng cần lưu ý khi đóng gói đồ đạc
Khi đóng gói đồ đạc để chuyển nhà, có ba điều quan trọng bạn cần nhớ:
- Không đóng gói đồ đạc có giá trị vào thùng carton
Tránh đóng gói các vật có giá trị như ví, sổ ngân hàng, hoặc trang sức vào thùng carton. Để đảm bảo an toàn, hãy để riêng các vật dụng này và luôn mang theo bên mình trong suốt quá trình chuyển nhà.
- Vứt bỏ bớt đồ không còn dùng càng sớm càng tốt
Đối với những món đồ lớn như thiết bị gia dụng hoặc đồ nội thất mà bạn không có ý định mang sang nhà mới, tranh thủ dọn dẹp, xử lý chúng như rác thải cồng kềnh ngay khi có thể. Phương thức xử lý rác thải cồng kềnh khác nhau tùy theo mỗi khu vực, do đó phải lập kế hoạch để đảm bảo kịp xử lý trước ngày chuyển đi.
- Rút nước khỏi các thiết bị gia dụng
Hãy rút nước ra khỏi các thiết bị như tủ lạnh và máy giặt trước ngày chuyển nhà. Với tủ lạnh, nên ngắt điện vào ngày trước khi chuyển, sau đó rút sạch nước trong ngăn chứa nước và cả khay làm đá tự động nếu có. Đối với máy giặt, hãy tháo nước khỏi ống cấp nước và ống thoát nước. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng rò rỉ nước trong quá trình vận chuyển.
Tại Village House, chúng tôi không yêu cầu các loại phí như tiền đặt cọc, tiền lễ, phí gia hạn hay phí xử lý(※). Nếu muốn tiết kiệm các khoản chi phí ban đầu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để tìm hiểu thêm thông tin.
※ Có thể có yêu cầu tiền đặt cọc, tùy vào từng hợp đồng cũng như kết quả xét duyệt vòng sàng lọc người thuê.
Xin chào, tôi là Machiko Doi, một nhà văn tự do viết về nhà ở và cuộc sống ở Nhật Bản.
Tôi sống trong một ngôi nhà 80 năm tuổi được thừa kế từ ông bà cùng với hai con mèo nhận nuôi và con gái của tôi.
Chúng tôi sống một cuộc sống thoải mái trong khi sửa chữa ngôi nhà này.
Tôi thích nấu rau hái từ vườn và cá tươi do bố tôi bắt được, thưởng thức chúng với bia lạnh vào ngày nóng hoặc rượu sake nóng vào ngày lạnh.