Cũng giống như sống ở Nhật Bản là một giấc mơ thành hiện thực, thì việc rời Nhật Bản cũng có thể sớm trở thành một cơn ác mộng nếu bạn không lên kế hoạch trước. Chỉ khi bắt đầu đóng gói đồ đạc, ta mới nhận ra rằng mình đã sở hữu quá nhiều thứ!
Một điều bạn không muốn làm chính là chần chừ việc đóng gói đồ đạc đến tận phút cuối cùng. Không ai muốn ngồi trong căn hộ của mình vào ngày chuyển nhà và nhận ra rằng các thùng đồ không phù hợp tiêu chí vận chuyển ra nước ngoài. Nếu bạn biết mình sẽ rời Nhật Bản, bạn nên bắt đầu lập kế hoạch ngay, và điều này bao gồm việc tìm hiểu thông tin chi tiết về vận chuyển từ Nhật Bản đến điểm đến tiếp theo của bạn.
Đừng lo, chúng tôi đã tổng hợp một vài thông tin cho bạn về việc gửi hàng ra nước ngoài và bưu chính quốc tế. Vì vậy, hãy pha một tách trà và cùng đọc tiếp nhé. Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này bạn sẽ biết thêm một chút thông tin về việc chuyển hàng từ Nhật Bản để những tháng ngày cuối sống ở quốc gia này trở nên dễ chịu hơn cho bạn. Càng ít phải lo lắng về việc rời Nhật Bản, bạn sẽ càng có thể tận hưởng thời gian của mình ở đây.
Vận chuyển ra nước ngoài: Bưu chính Nhật Bản
Bưu điện quốc gia Nhật Bản có lẽ là dịch vụ phổ biến nhất khi gửi hàng ra nước ngoài. Bưu chính Nhật Bản có nhiều dịch vụ khác nhau cho bưu chính quốc tế, với mức giá và tốc độ chuyển phát khác nhau, vì vậy bạn cần tìm hiểu dịch vụ phù hợp với túi tiền của mình. Hãy cân nhắc từng dịch vụ bưu chính quốc tế mà Bưu điện Nhật Bản cung cấp, trong khi so sánh giá cả với ba điểm đến quốc tế phổ biến nhất của Nhật Bản: Mỹ, Anh và Úc.
EMS là dịch vụ vận chuyển nhanh của Bưu điện Nhật Bản. Điều này có nghĩa đây là dịch vụ nhanh nhất nhưng đồng thời cũng là dịch vụ đắt nhất. Các dịch vụ bưu chính quốc tế khác như gửi qua đường hàng không mà Bưu điện Nhật Bản cung cấp là gửi qua đường hàng không và SAL (gửi tiết kiệm qua đường hàng không). Đây là những lựa chọn rẻ hơn dù mất nhiều thời gian hơn một chút. Tùy chọn rẻ nhất – và có lẽ là rẻ nhất trong việc vận chuyển từ Nhật Bản – là gửi thường qua đường thủy bộ (Surface Mail). Đây là dịch vụ gửi qua đường thủy bộ, và có thể mất rất nhiều thời gian.
Cùng thử xem mức chi phí của một bưu kiện 20kg – trọng lượng trung bình của một valy cỡ vừa đựng đầy quần áo, theo từng loại hình gửi nhé.
Chuyển phát nhanh EMS | Gửi qua đường hàng không (Airmail) | Gửi tiết kiệm qua đường hàng không (SAL) | Gửi thường qua đường thủy bộ (Surface) | |
Anh | 39.600 Yên. 2 ngày. | 27.150 Yên. 6 ngày. | 19.550 Yên. 2 – 3 tuần. | 10.250 Yên. Lên đến 3 tháng. |
Mỹ | 41.500 Yên. 3 ngày. | 27.150 Yên. 7 ngày. | 19.550 Yên. 2 tuần. | 10.250 Yên. Khoảng 2 tháng. |
Úc | 41.500 Yên. 3 ngày. | 27.150 Yên. 7 ngày. | 19.550 Yên. 2 tuần. | 10.250 Yên. Khoảng 2 tháng. |
*Mức giá tháng 3 năm 2022
Vận chuyển ra nước ngoài: Bưu chính Nhật Bản
Nếu giá cả là yếu tố hàng đầu khi bạn quyết định, có lẽ gửi thường qua đường thủy bộ (Surface) là cách rẻ nhất để gửi hàng ra nước ngoài. Tuy nhiên, bạn phải tính đến khoảng thời gian vận chuyển, tức là khoảng 2 – 3 tháng bạn sẽ không có quần áo để mặc đấy!
Nếu thời gian là mối quan tâm chính của bạn thì chuyển phát nhanh EMS là dịch vụ đáng tin cậy và thậm chí là hàng còn đến trước khi bạn đến cơ. Tuy nhiên, nhược điểm là dịch vụ này rất đắt đỏ.
Cả hai lựa chọn gửi qua đường hàng không (AIRMAIL) và gửi tiết kiệm qua đường hàng không (SAL) đều trung hòa cả về chi phí và thời gian. Mọi dịch vụ đều có thể theo dõi, thế nên bạn luôn có thể biết được bưu kiện của mình đã được vận chuyển đến đâu.
Vận chuyển ra nước ngoài: Công ty tư nhân
Tất nhiên, Bưu điện không phải là cách duy nhất để gửi hàng từ Nhật mà còn có rất nhiều công ty tư nhân cung cấp dịch vụ tương tự như vậy. Khi nhắc đến bưu chính quốc tế, Yamato Transport và DHL cùng các công ty tư nhân khác rất phổ biến nhất – và họ cung cấp dịch vụ tận nơi, giúp quy trình dễ dàng hơn nếu bạn gặp khó khăn trong việc chuyển bưu kiện của mình đến bưu điện.
Tuy nhiên, dịch vụ này đi kèm với chi phí. Các công ty tư nhân có mức phí trung bình cao hơn tất cả các dịch vụ của Bưu chính Nhật Bản, kể cả dịch vụ EMS. Hầu hết các công ty chỉ cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh, không giống như Bưu chính Nhật Bản có các dịch vụ rẻ hơn. Nhưng nếu bạn muốn bớt căng thẳng khi chuyển bưu kiện đến Bưu điện, thì dịch vụ tận nơi của họ có thể là một lựa chọn tốt.
Vận chuyển ra nước ngoài: Hải quan & Nhập khẩu
Một điều bạn cần nhớ trước khi gửi hàng ra nước ngoài chính là kiểm tra các quy định nhập khẩu. Bưu kiện của bạn có thể được thông quan khi rời khỏi Nhật Bản, nhưng vẫn có thể bị soi chiếu lại khi cập bến hải quan ở điểm đến tiếp theo.
Bạn có thể ngạc nhiên về danh sách những mặt hàng bị cấm nhập khẩu. Bạn có biết rằng Vương quốc Anh chỉ mới gần đây cấm nhập khẩu quần áo đã qua sử dụng không? Hãy thận trọng và kiểm tra các quy định ở điểm đến tiếp theo của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm qua một hướng dẫn hữu ích ở đây. Hãy dành thời gian đọc thật kỹ vì bạn không muốn mất hàng của mình chỉ vì những lỗi nhỏ đúng không nào!
Rời Nhật Bản: Thanh lý
Vận chuyển ra nước ngoài có thể rất tốn kém – bạn sẽ muốn tiết kiệm tiền hết sức có thể bằng cách kiểm kê đồ đạc của mình và quyết định xem có thực sự cần chúng hay không. Như Marie Kondo – một người Nhật nổi tiếng với kỹ năng sắp xếp – có nói “việc này có khơi dậy niềm vui không chứ?”
Một người bán thanh lý có thể giảm được số lượng đồ đạc mình có trong khi lại có thể thu lại được một chút tiền. Các nền tảng thanh lý trực tuyến phổ biến là Mercari, Rakuma, Craigslist, Jimoti, eBay và Yahoo Auctions. Bạn cũng nên tìm kiếm trên mạng xã hội các thông tin bán thanh lý tại địa phương, tại đây bạn cũng có thể đăng bán hàng thanh lý của mình. Hãy thử tìm “Sayonara Sales” trên Facebook, và thêm tên thành phố gần bạn nhất. Ví dụ: “Tokyo Sayonara Sales” hoặc “Osaka Sayonara Sales”. Các trang web này có rất nhiều những người rời Nhật Bản muốn giảm lượng đồ mà họ sở hữu. Tại sao không thử trở thành một người bán thanh lý? Điều này có thể làm cho việc rời Nhật Bản dễ dàng hơn nhiều và giảm chi phí vận chuyển ra nước ngoài!
Chúc bạn may mắn!