Cây cảnh trong nhà là những cây trồng trong nhà, trên ban công hay khu vườn nhỏ. Bạn thường nghĩ “Cây cối nhỏ mà, nên miễn là đóng gói cẩn thận thì đơn vị vận chuyển nào cũng sẽ chở được thôi mà”. Tuy nhiên, cần lưu ý là một số đơn vị vận chuyển có thể từ chối không chở cây cảnh hoặc có thể tính thêm phí vận chuyển.
Bài viết này sẽ hướng dẫn cách đóng gói đúng cách để vận chuyển cây cảnh khi chuyển nhà, cũng như cách xử lý bỏ cây trước khi chuyển đi. Nếu còn đang phân vân chưa biết phải làm thế nào, hãy tham khảo ngay bài viết này nhé.
Village House có hơn 1.000 căn hộ cho thuê vừa đẹp vừa rẻ trên khắp nước Nhật. Nếu đang tìm thuê căn hộ, nhớ tham khảo trang web của chúng tôi!
Công ty chuyển nhà có thể không nhận vận chuyển cây cảnh

Có những trường hợp các công ty chuyển nhà sẽ từ chối vận chuyển cây cảnh, cây trồng trong nhà, hoặc bonsai. Lý do nằm ở các quy định được nêu trong “Điều khoản và Điều kiện Tiêu chuẩn về Chuyển nhà”, trong đó có đoạn như sau:
“Việc vận chuyển có thể bị từ chối nếu gặp phải bất kỳ điều kiện nào sau đây: ~các vật phẩm như động vật, cây cối, đàn piano, tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ, hoặc các hàng hóa khác cần được xử lý đặc biệt trong quá trình vận chuyển khiến chúng không thích hợp để vận chuyển cùng với các vật phẩm khác.”
Các loại bonsai và cây cảnh đắt tiền thường được xem như những tác phẩm nghệ thuật và cần đến dịch vụ vận chuyển chuyên dụng. Trong những trường hợp như vậy, bạn có thể phải trả thêm phí ngoài chi phí chuyển nhà thông thường. Vì thế, hãy yêu cầu báo giá chi tiết từ công ty chuyển nhà trước khi tiến hành.
Mặc dù theo quy định các công ty chuyển nhà có quyền từ chối vận chuyển cây cảnh, nhưng đa phần các công ty vẫn sẵn sàng nhận vận chuyển các loại cây trồng thông thường, chẳng hạn như cây để trên ban công. Để quá trình chuyển nhà diễn ra suôn sẻ, bạn nên xác nhận trước với công ty xem họ có thể vận chuyển cây của bạn hay không.
Những điểm cần lưu ý khi vận chuyển cây trồng trong nhà

Trước khi đóng gói cây, hãy điều chỉnh lịch tưới. Nếu vào ngày chuyển nhà nước chảy ra từ cây, các vật dụng khác của bạn có thể bị ướt.
Ngoài ra, đất quá ẩm có thể khiến chậu cây nặng hơn gây khó vận chuyển. Vì vậy, nên giảm tần suất tưới nước và để đất khô trong khoảng hai ngày trước ngày chuyển.
Cách đóng gói cây trồng khi chuyển nhà

Cách đóng gói cây thấp
Để đóng gói các cây trồng dạng nhỏ, trước hết dùng giấy báo hoặc vật liệu tương tự bọc phần đáy chậu. Sau đó, cho cây vào túi nhựa và buộc nhẹ miệng túi sao cho không bị lộ phần cây bên trong. Nếu muốn chắc chắn hơn, bạn có thể sử dụng hai lớp túi nhựa cho an toàn.
Đóng gói xong thì đặt cây vào một thùng carton để dễ vận chuyển. Để cây không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển, hãy lấp đầy các khoảng trống trong thùng bằng giấy báo hoặc các vật liệu đệm. Ngoài ra, để dễ nhận biết và tránh gây hư hại, hãy cố định các mặt thùng và để mở phần nắp thùng.
Cách đóng gói cây dáng cao
Để đóng gói các cây trồng có thân cao, trước hết dùng giấy báo hoặc vật liệu tương tự bọc phần đáy chậu. Sau đó quấn giấy bong bóng khí (bubble wrap) xung quanh gốc cây và cố định bằng băng keo.
Vì cành và lá rất dễ bị tổn thương, hãy quấn cẩn thận bằng giấy báo, bìa carton, hoặc các tấm bảo vệ chuyên dụng. Sau khi bọc xong, đặt chậu cây vào túi nhựa và cố định các mặt bên bằng băng keo để tránh vướng víu. Tuy nhiên, nhớ để phần miệng túi mở để cây thoáng khí.
Cách đóng gói các cây trồng cồng kềnh

Đối với các cây trồng cao, cồng kềnh, để cây không bị đổ trong quá trình vận chuyển, bạn cần tạo phần thân chắc chắn.
Trước hết dựng đứng phần trên của hộp carton để tạo phần thân chắc chắn. Sau đó sử dụng các tấm che chuyên dụng hoặc bìa carton để bọc kín toàn bộ cây, sau đó kéo dài các cạnh hộp lên theo chiều thẳng đứng. Điều này giúp tạo thùng vận chuyển hình chữ nhật thon gọn, tăng độ ổn định khi vận chuyển.
Để chậu cây không bị xê dịch trong hộp, lấp đầy các khoảng trống bằng giấy báo vò nát hoặc các vật liệu đệm khác để cố định, giữ cây chắc chắn.
Tự vận chuyển cây cảnh khi chuyển nhà

Nếu công ty chuyển nhà không nhận vận chuyển cây, bạn sẽ cần tự xử lý việc này. Nếu sử dụng xe cá nhân, hãy ghi nhớ các lưu ý sau.
Đối với cây trồng nhỏ, gom các chậu cây lại, đặt trên một khay, sau đó đặt tất cả vào một hộp carton. Lưu ý cần lấp hết các khoảng trống bằng giấy báo hoặc vật liệu đệm để cây không bị xê dịch hay đổ ngã trong quá trình vận chuyển.
Nếu chỉ có vài cây, bạn có thể đặt trong cốp xe như đồ vật thông thường. Tuy nhiên, nếu có nhiều cây thì có thể không vừa cốp xe tiêu chuẩn. Trong trường hợp này, nên cân nhắc thuê xe tải nhẹ hoặc xe van để vận chuyển .
Các loại xe này khác xe tải thông thường ở chỗ bạn có thể quan sát tình trạng cây trồng từ ghế lái, giúp yên tâm cây không bị vấn đề gì trong quá trình vận chuyển. Khi vận chuyển, tránh tăng tốc hoặc thắng đột ngột, cố gắng lái cẩn thận để giảm áp lực cho cây.
Với cây cao hoặc chậu lớn, bạn cần đặt chúng nằm ngang. Để tránh bị tràn đất ra xe, hãy quấn chậu cây bằng túi rác lớn và buộc chặt miệng túi để ngăn đất không bị rơi ra. Ngoài ra, bạn cũng có thể buộc nhẹ các cành cây bằng dây để tránh bị gãy trong quá trình vận chuyển.
Nếu thân cây tiếp xúc với thành xe hoặc các hành lý khác, hãy bọc thân cây bằng khăn mềm hoặc găng tay để thêm lớp bảo vệ.
Nhờ chuyên gia làm vườn vận chuyển cây cảnh

Nếu bạn không biết cách vận chuyển cây cảnh, việc nhờ đến một chuyên gia làm vườn là lựa chọn an toàn và đáng tin cậy nhất. Khi di chuyển cây trồng từ vườn đến địa điểm mới, điều quan trọng là xử lý bộ rễ một cách cẩn thận để tránh gây hư hại cho cây.
Quá trình này thường cần phải dùng xẻng để đào đất, tách cây khỏi đất trồng, sau đó bọc phần rễ bằng vải bố, cột chắc bằng dây thừng. Việc này đòi hỏi kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn để không bị hỏng rễ. Vì việc vận chuyển và trồng lại cây cảnh là một công việc quy mô lớn, nên thuê dịch vụ làm vườn là giải pháp hợp lý nếu bạn cần di dời cây cối hoặc cây cảnh lớn.
Đối với việc vận chuyển đá, gạch, đất, hoặc sỏi trong vườn, bạn cũng nên thuê dịch vụ làm vườn thay vì công ty chuyển nhà. Một số công ty chuyển nhà thậm chí có thể giới thiệu dịch vụ làm vườn mà họ hợp tác cùng, vì vậy nhớ hỏi thăm để biết thêm thông tin về dịch vụ này khi bạn yêu cầu báo giá.
Vứt bỏ cây cảnh khi chuyển nhà

Nhờ dịch vụ thu gom cây cảnh
Nếu cần bỏ cây cảnh, bạn có thể sử dụng dịch vụ chuyên thu gom và xử lý cây trồng. Dịch vụ này sẽ tiếp tục chăm sóc cây và bán chúng nếu tìm được người mua.
Dịch vụ có nhiều cách thu gom cây gồm: đến tận nhà lấy, mang cây đến điểm nhận, hoặc thu gom tại cửa nhà. Chi phí thu gom thay đổi tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, một số nơi có thể giới hạn kích thước hoặc hình dạng của chậu cây mà họ chấp nhận thu gom, vì vậy bạn nên hỏi rõ trước.
Xử lý cây cảnh theo quy định địa phương
Khi vứt cây cảnh, bạn thường phải tách riêng cây, đất, và chậu. Cây nhỏ có thể vứt như rác đốt được, còn cây lớn thì phải cắt nhỏ trước khi vứt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cây lớn có thể bị xem là rác thải cồng kềnh, do đó nên tìm hiểu kỹ quy định hướng dẫn của địa phương.
Ngoài ra, đất có thể được coi là rác thải công nghiệp thay vì rác đốt được. Chậu cây phải được vứt bỏ theo quy định của địa phương. Khi vứt cây cảnh qua hệ thống xử lý rác của thành phố, nhớ đảm bảo tuân thủ đúng các quy định.
Village House không yêu cầu tiền đặt cọc, tiền lễ, phí xử lý hay phí gia hạn (※). Nếu bạn muốn tiết kiệm các hi phí ban đầu, và muốn thuê nhà mà không phải lo nghĩ về phí gia hạn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
※ Lưu ý: có thể sẽ phải đặt cọc tùy vào điều kiện hợp đồng và kết quả sàng lọc người thuê.

Xin chào, tôi là Machiko Doi, một nhà văn tự do viết về nhà ở và cuộc sống ở Nhật Bản.
Tôi sống trong một ngôi nhà 80 năm tuổi được thừa kế từ ông bà cùng với hai con mèo nhận nuôi và con gái của tôi.
Chúng tôi sống một cuộc sống thoải mái trong khi sửa chữa ngôi nhà này.
Tôi thích nấu rau hái từ vườn và cá tươi do bố tôi bắt được, thưởng thức chúng với bia lạnh vào ngày nóng hoặc rượu sake nóng vào ngày lạnh.