Trong một bài báo của Catharina Klein, một nhà nghiên cứu chuyên sâu về năng lượng, môi trường và tài nguyên ở Nhật Bản trên trang Statista vào ngày 11 tháng 5 năm 2023 thì năm tài chính 2021 ở Nhật Bản đã có gần 41 triệu tấn rác thải được tạo ra trên cả nước. Trong số này, 29 triệu tấn là chất thải sinh hoạt, chủ yếu là các loại đồ đựng và vật liệu đóng gói, hơn một nửa trong số đó là nhựa. Mỗi người dân ở Nhật Bản, nếu tính theo đầu người, trung bình tạo ra khoảng 890g chất thải mỗi ngày.
Khi chuyển nhà, đương nhiên lượng rác thải mà một hộ gia đình tích tụ và thải bỏ tự nhiên sẽ tăng lên. Tại Mỹ, người ta ước tính có 8,4 triệu tấn rác thải nặng 16,8 tỷ pound (tương đương 7,7 tỷ kg) bị vứt bỏ mỗi năm chỉ do việc chuyển nhà. Với việc các bãi rác chôn lấp nhanh chóng được lấp đầy và đất dành cho các dịch vụ xử lý rác thải ngày càng giảm, điều quan trọng hơn bao giờ hết là giảm lượng khí thải carbon và lượng chất thải chúng ta tạo ra. Khi chuyển nhà, các hộ gia đình có thể giảm thiểu rác thải bằng cách tặng, cho hoặc bán những món đồ mà họ không còn muốn hoặc không cần nữa.
Các căn hộ của Village House không kèm nội thất, nhưng nếu bạn quyết định thuê, bạn có thể chọn “tiện ích bổ sung”, chẳng hạn như máy điều hòa không khí, bếp nấu, v.v., với tiền thuê nhiều hơn một chút. Làm vậy, bạn sẽ loại bỏ nhu cầu mua những món đồ này cũng như việc phải đau đầu nghĩ cách loại bỏ chúng trong tương lai.
Vứt bỏ
Rác thải ở Nhật Bản được phân loại thành:
- Moeru gomi (Rác dễ cháy)
- Moenai gomi (Rác không cháy)
- Shigen gomi (Chai và lon)
- Soudai gomi (Rác quá khổ cồng kềnh)
Mỗi quận, tỉnh, thành có thể có các quy tắc và quy định riêng về việc xử lý chất thải cùng với thời gian và ngày thu gom khác nhau. Khi chuyển đến một tỉnh thành mới ở Nhật Bản, tốt nhất bạn nên lấy cuốn hướng dẫn về các quy tắc phân loại rác và lịch thu gom rác ở địa phương của bạn để làm quen với nó.
Tùy thuộc vào đồ cần vứt bỏ, bạn có thể cần hoặc không cần phải chuẩn bị trước. Ví dụ, chai PET phải được rửa sạch và bóc nhãn cùng với nắp của chúng. Tốt nhất, chúng nên được làm phẳng trước khi cho vào túi rác trong suốt hoặc bán trong suốt.
Đối với hộp giấy đựng nước trái cây và sữa, chúng cũng cần được rửa sạch, phơi khô rồi làm phẳng. Đối với hộp carton và thùng hộp đựng đồ chuyển nhà, chúng cần được làm phẳng và buộc lại với nhau bằng dây bện hoặc dây thừng, có thể mua với giá rẻ ở bất kỳ cửa hàng 100 Yên nào.
Khi xử lý những đồ gia dụng không cần thiết, nếu chúng không quá khổ thì rất có thể chúng sẽ được coi là rác không cháy. Tuy nhiên, hãy kiểm tra hướng dẫn thu gom rác tại khu vực địa phương của bạn để xem những vật dụng nào có thể và không thể vứt bỏ và được thu gom dưới dạng rác không cháy.
Những đồ gia dụng cồng kềnh cần được cơ quan thu gom rác đặc biệt thu gom, điều này sẽ được giải thích rõ hơn ở phần sau.
Dịch vụ thu gom rác
Nhật Bản nổi tiếng với hệ thống phân loại và xử lý rác thải nghiêm ngặt và phức tạp, có thể khác nhau tùy theo tỉnh, thành và phường. Đối với rác thải quá khổ cồng kềnh như đồ nội thất, xe đạp, đồ gia dụng, đồ điện tử, v.v., chúng thường được thu gom bởi một cơ quan dịch vụ thu gom đặc biệt. Được biết đến với cái tên soudai gomi ở Nhật Bản, những rác thải này có thể được thu gom và xử lý với một khoản phí, dưới dạng nhãn dán (soudai gomi shori ken) có thể mua tại các cửa hàng tiện lợi. Quá trình này có thể khá phức tạp và tốn thời gian, đặc biệt nếu bạn không thông thạo tiếng Nhật vì tùy thuộc vào nơi bạn sống, bạn phải gọi điện để đặt lịch hẹn cho họ tới nhận đồ hoặc bạn có thể sắp xếp cuộc hẹn trên trang web chính thức của phường hoặc thành phố bạn ở.
Ngoài ra, có rất nhiều công ty xử lý phế liệu và rác thải tư nhân trên khắp Nhật Bản; và nếu bạn có ngân sách eo hẹp, bạn có thể tìm các dịch vụ này trực tuyến trên Craigslist và Facebook.
Nếu muốn bỏ các thiết bị gia dụng và đồ điện tử, ReNet Recycle là một công ty Nhật Bản chuyên thu gom, xử lý và tái chế rác thải điện tử. Bạn sẽ mất 1.500 Yên cho mỗi hộp (1.650 Yên cả thuế) nhưng dịch vụ bao gồm việc nhận hàng tại địa chỉ được bạn chỉ định và sẽ miễn phí nếu hộp có máy tính.
Cửa hàng đồ tái chế
Có một trào lưu đang thịnh hành ở Nhật Bản, nơi hàng tái chế và đồ cũ đang ngày càng được yêu thích. Một trong những chuỗi cửa hàng đồ cũ lớn nhất ở Nhật Bản là thương hiệu cửa hàng đồ cũ “OFF”, một số cửa hàng của nó bao gồm Book Off, Mode Off, Hobby Off và Hard Off.
Các cửa hàng đồ cũ được gọi là furugiya trong tiếng Nhật cũng rất phong phú trên khắp Nhật Bản, đặc biệt là ở các thành phố lớn và nếu bạn sống ở khu vực Tokyo và Saitama, cửa hàng tái chế King Family và Cosmo Space là những cửa hàng đồ cũ mà bạn có thể đến để mua quần áo cũ, phụ kiện, đồ nội thất.
Nếu bạn muốn bán hoặc tặng những món đồ không còn thích hoặc không cần thiết, các cửa hàng tái chế nói trên giống nhau ở chỗ bạn chỉ cần mang (những) món đồ bạn muốn bán đến một trong các cửa hàng của họ để nhân viên của họ kiểm tra. Bạn thường sẽ nhận được số thứ tự chờ và khi số của bạn được gọi, họ sẽ cho bạn biết giá dự kiến; và nếu bạn hài lòng với số tiền được họ đề nghị, họ sẽ thu đồ của bạn và trả cho bạn bằng tiền mặt. Nếu bạn chỉ muốn quyên góp đồ đạc, hãy kiểm tra trang web của họ để xem có thể và không thể quyên góp những gì.
Cách bán đồ trên Mercari Nhật Bản
Mercari là một công ty thương mại điện tử và ứng dụng thị trường trực tuyến của Nhật Bản được thành lập vào năm 2013. Mercari hiện là trang web và ứng dụng thị trường trực tuyến do cộng đồng điều hành lớn nhất Nhật Bản với hơn 10 tỷ Yên giao dịch được thực hiện mỗi tháng. Đó là một cách tuyệt vời để giảm lãng phí và kiếm thêm một chút tiền tiêu vặt từ những món đồ bạn không còn muốn hoặc cần nữa.
Mercari tương tự như eBay và Yahoo! Đấu giá mọi thứ – bạn chỉ cần đăng ký tài khoản và bắt đầu đăng quảng cáo cho các mặt hàng bạn muốn bán.
Khi định giá các mặt hàng của bạn, hãy duyệt qua các danh sách tương tự để đánh giá xem (các) món đồ của bạn đang được bán với giá bao nhiêu. Hãy nhớ rằng Mercari thu 10% giá cuối cùng của bạn dưới dạng phí xử lý, vì vậy đừng bán rẻ quá.
Bạn cũng nên đăng kèm hình ảnh để thu hút được nhiều lượt truy cập và người mua hơn. Mỗi món đồ được đăng tối đa 4 hình ảnh, vì vậy nếu có thể, bạn hãy chụp ảnh đồ đạc của bạn trên phông nền trắng trong điều kiện ánh sáng tốt. Cố gắng chụp hình đồ của bạn từ nhiều góc độ khác nhau để tăng tính minh bạch.
Bạn cũng có thể giảm thiểu các câu hỏi và thắc mắc về đồ đạc của mình bằng cách cung cấp mô tả sản phẩm chi tiết với những nội dung sau:
- Tên thương hiệu
- Loại mặt hàng và tên hoặc số hiệu
- Kích thước và màu sắc
- Chất liệu và số đo
Tình trạng đồ của bạn cũng rất quan trọng. Trên Mercari, điều kiện của món đồ thuộc các loại sau:
- Mới / chưa sử dụng – vật phẩm vẫn còn trong bao bì ban đầu hoặc vẫn còn thẻ
- Ít được sử dụng – vật phẩm chỉ được sử dụng tối đa một vài lần và không có dấu hiệu hao mòn rõ ràng
- Tốt – vật phẩm đã được sử dụng nhưng không có dấu hiệu hao mòn và/hoặc khiếm khuyết về mặt thẩm mỹ
- Có hao mòn – vật phẩm đã được sử dụng và có một số hao mòn rõ ràng và/hoặc các khiếm khuyết về mặt thẩm mỹ
Việc giao đồ cũng khá đơn giản trên Mercari vì họ hợp tác với Japan Post. Có một vài lựa chọn vận chuyển tùy thuộc vào kích thước và trọng lượng món đồ. YuYu Mercari là một tùy chọn vận chuyển có thể được dùng cho các mặt hàng có kích thước lên tới 170cm trong khi Rakuraku Mercari có thể được dùng để gửi các mặt hàng quá khổ như đồ nội thất, miễn là chúng có chiều dài tối đa 200cm và trọng lượng không quá 30kg. Với những món đồ nhỏ hơn, bạn có thể mang đến cửa hàng tiện lợi gần nhất để thanh toán và gửi đi.
Nhược điểm của Mercari là hiện chỉ có tiếng Nhật nên nếu bạn không thạo tiếng Nhật, một số thị trường trực tuyến thay thế mà người nước ngoài sống ở Nhật thường sử dụng là Craigslist và Facebook.
Công ty chuyển nhà
Một số công ty chuyển nhà ở Nhật Bản vừa là dịch vụ vận chuyển vừa xử lý vứt bỏ đồ và tùy thuộc vào những gì bạn cần bỏ, họ có thể xử lý giùm bạn miễn phí hoặc có tính phí. Bạn có thể được giảm giá nếu sử dụng dịch vụ chuyển nhà của họ hoặc tùy thuộc vào công ty chuyển nhà bạn chọn, bạn có thể thực hiện trao đổi hoặc mua bán – giao những món đồ bạn không còn muốn hoặc cần để đổi lấy (nhiều) món đồ đã sở hữu trước đó mà công ty chuyển nhà có được từ người chuyển nhà trước đó.
Một số công ty bất động sản như Village House cũng có hỗ trợ dọn vào nhà mới, giúp bạn có thể được hoàn tiền lên đến 30,000 yên. Thế nên nếu muốn bỏ bớt các đồ dùng gia đình và đồ nội thất không còn dùng đến, hãy trao đổi với nhân viên của chúng tôi để tìm hiểu thêm thông tin.