Trung bình khoảng 25 cơn bão xảy ra mỗi năm từ năm 1991 đến 2020 trong suốt 30 năm, trong số đó 12 cơn bão đến gần và 3 cơn bão đổ bộ vào Nhật Bản. Đặc biệt, kể từ khi thống kê bắt đầu vào năm 1951, 40% tổng số cơn bão đã đổ bộ vào khu vực Kyushu, với tỉnh Kagoshima (42) có số trận đổ bộ cao nhất vì thế Kyushu được gọi là “đường đi của bão”.
(Thông số trung bình của bão:https://www.data.jma.go.jp/yoho/typhoon/statistics/average/average.html)
(Số trận bão đổ bộ:https://www.data.jma.go.jp/fcd/yoho/typhoon/statistics/ranking/landing.html)
Hầu hết các cơn bão xảy ra ở vùng biển xa phía nam Nhật Bản, gần đường xích đạo. Mặc dù không phải ai cũng biết điều này, nhưng bản thân các cơn bão không có lực tiến, khi ở vĩ độ thấp, chúng đón gió đông và di chuyển theo hướng tây bắc, khi lên vĩ độ trung, chúng đón gió tây trôi theo hướng đông và tiếp cận Nhật Bản. Ở giữa đường đi nó mạnh dần lên với sức mạnh của dòng không khí dâng cao do nhiệt độ nước biển cao và đổ bộ vào Nhật Bản.
Lần này, chúng tôi xin hướng dẫn cách phòng chống bão thường hoành hành từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, những vật dụng cần chuẩn bị để phòng chống thiên tai, và những lưu ý khi chọn nhà cho thuê.
1.Chuẩn bị trước
Mặc dù rất khó dự đoán diễn biến của một cơn bão, nhưng vì có thể dự đoán thời gian từ khi bão hình thành đến khi nó tiếp cận nên việc chuẩn bị đối phó với một cơn bão là tương đối dễ dàng. Dưới đây là một số biện pháp đối phó bão phổ biến.
- Chuẩn bị cho gió to
Di chuyển các vật dụng nhỏ từ vườn hoặc hiên vào trong nhà
Gấp trước xe đạp, giá treo quần áo, v.v. và cố định chúng bằng dây thừng
Dán băng keo/dính lên kính cửa sổ (để ngăn các đồ vật bay vào làm văng kính vỡ)
- Chuẩn bị cho mưa lớn
Chuẩn bị bao cát để chống ngập
- Chuẩn bị cho mất điện
Đảm bảo nguồn nước (trữ nước vào bồn tắm để sử dụng cho việc vệ sinh)
Dụng cụ chiếu sáng như đèn pin, đèn lồng, nến, v.v.
Bếp ga mini
Trong những năm gần đây, nhận thức về thiên tai đã ngày càng được nâng cao trong xã hội, với “bộ kit phòng chống thiên tai” thu hút sự chú ý, và chính phủ Nhật Bản cũng tạo ra một bảng danh sách điều cần làm. (Danh sách những điều cần làm của Văn phòng Thủ tướng: https://www.kantei.go.jp/jp/content/000111250.pdf)
Trong khi đó, những điều cần thiết để “chuẩn bị” cũng đang thay đổi do dòng chảy của thời đại. Ví dụ, trong những năm gần đây, như tất cả chúng ta đều biết, có “cục sạc dự phòng” do sự phổ biến của điện thoại thông minh, v.v., và “vật dụng phòng chống bệnh truyền nhiễm” như khẩu trang, chất khử trùng cồn, và nhiệt kế do dịch Corona.
2.Mẹo phòng chống thiên tai trong cuộc sống
Có nhiều người thường nghĩ rằng họ phải chuẩn bị cho thiên tai, nhưng lại quá bận rộn để thực hiện việc chuẩn bị.
Tôi nên mang theo những gì khi lánh nạn? . . Trong tình huống như vậy, những vật dụng thiết yếu hàng ngày bất ngờ rất hữu ích cho việc đối phó phòng chống thiên tai. Đó là “màng bọc thực phẩm” và có nhiều cách sử dụng.
- Lót chén bát để tiết kiệm nước
Chén bát không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm nên không cần rửa dọn.
- Cuộn tròn lại như miếng bọt biển làm sạch
Miếng rửa chén/bát thuận tiện để có trong trường hợp xảy ra thảm họa.
- Xoắn mỏng để làm dây cột
Màng cuộn có thể dài tới 50m ※Bện 3 sợi để tăng thêm sức chịu lực
- Quấn và khử mùi
Quấn chặt các chất thải thực phẩm, tã lót, v.v. để ngăn mùi
- Bao tay như đôi găng
Cần thiết cho các biện pháp phòng chống các bệnh truyền nhiễm tại các địa điểm sơ tán.
- Quấn quanh người để giữ ấm
Duy trì nhiệt độ cơ thể không cho gió đi qua ※ làm ấm hơn nữa bằng cách quấn nó qua một chiếc khăn
- Dùng để băng bó
Có thể được sử dụng khi băng vết thương phủ lên trên gạc hoặc dùng nó như thay thế chiếc khăn khi treo cánh tay bị thương của bạn
Biến những vật dụng cần thiết hàng ngày quen thuộc thành những vật dụng phòng ngừa thiên tai với một chút khéo léo!
Có thể có những vật dụng phòng chống thiên tai bất ngờ trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
3.Bản đồ khu vực có nguy cơ cao
Tiêu chí để lựa chọn bất động sản cho thuê là gì? Có nhiều tiêu chí khác nhau như tiền thuê, sơ đồ nhà, tuổi của tòa nhà, cấu trúc, môi trường xung quanh, v.v., nhưng có một bản đồ khu vực nguy hiểm là một điểm mà bạn ít ngờ tới. Trong phần giải trình các vấn đề quan trọng tại thời điểm hợp đồng thuê, bắt buộc phải giải thích các rủi ro thiên tai như “bản đồ nguy cơ lũ lụt”, “thảm họa sạt lở đất”, “thảm họa sóng thần”, v.v … Với sự gia tăng nhận thức về thảm họa gần đây, thì kiểm tra trước nguy cơ và rủi ro đã trở thành một trong điều cần tìm hiểu trước. Trên trang web của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông vận tải và Du lịch có một “cổng thông tin phòng chống thiên tai”, nơi bạn có thể xem nhiều thông tin phòng chống thiên tai, vì vậy bạn nên tham khảo nó.
(Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch: Cổng thông tin phòng chống thiên tai https://www.mlit.go.jp/river/bousai/olympic/prepare02/index.html)
Tóm tắt
Lần này, chúng ta đã nói về nhiều về phòng chống thiên tai, bắt đầu từ chuyện chống bão, nhưng rốt cuộc, chúng ta không biết thiên tai sẽ xảy ra khi nào và ở đâu. Ngay cả khi bạn quan tâm đến các bản đồ nguy hiểm và rủi ro thiên tai, thì có một thực tế là không có khu vực nào là an toàn 100%.
Tuy nhiên, bằng sự hiểu biết sâu sắc về nơi bạn đang sống hoặc dự định sinh sống, bạn sẽ có thể chuẩn bị và chuẩn bị tinh thần để bảo vệ mình khỏi những thảm họa bất ngờ.
【Các tài liệu web tham khảo khác】
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản- thông tin về Bão https://www.jma.go.jp/jma/kishou/know/typhoon/index.html
Văn phòng Thủ tướng Chính phủ- Tuyển tập về Phòng chống thiên tai https://www.kantei.go.jp/jp/headline/2012bousai.html
Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch- Bản đồ Khu vực có nguy cơ https://disaportal.gsi.go.jp/