Giới thiệu
Mỗi nền văn hóa sẽ có những sự tinh chỉnh khác nhau trong các thiết bị, đồ dùng, đồ sành sứ trong nhà bếp để phục vụ cho văn hóa ẩm thực của nơi đó và Nhật Bản cũng không là ngoại lệ. Khi nhắc đến các nguyên liệu sử dụng, phương pháp nấu nướng và kiểu bữa ăn ở Nhật, người ta sẽ thấy khi có một số dụng cụ, thiết bị và dụng cụ nhà bếp dường như chỉ có hoặc được sử dụng rất phổ biến trong nấu ăn ở quốc gia này.
Điều tương tự cũng đối với cách bố trí, thiết kế và kích thước của nhà bếp – bếp ở Nhật Bản có thể rất khác so với bếp ở châu Âu. Nếu bạn có nhu cầu nhất định với một phong cách hoặc lối bố trí căn hộ cụ thể khi tìm kiếm căn hộ, tại sao không thử tham khảo các căn hộ cho thuê của Village House để xem liệu chúng có thể đáp ứng nhu cầu của bạn không nhỉ?
Vá hớt bọt
Vá hớt bọt là một loại muỗng phẳng, giống như cái rây, được dùng để hớt chất béo, các nguyên liệu hoặc vụn thức ăn, v.v ra khỏi nước dùng, súp và món hầm. Vá hớt bọt cũng được sử dụng để vớt các vụn bánh mì panko, loại được dùng để tẩm ngoài các nguyên liệu trước khi chiên ngập dầu những món như tempura.
Dụng cụ rây lọc
Dụng cụ rây lọc là một loại vá được làm bằng kim loại hoặc silicone, dùng để tách nước với cái khi nấu ăn ở Nhật, thường được dùng kết hợp với một dụng cụ được gọi là dụng cụ dầm miso. Dụng cụ dầm miso được sử dụng để hòa tan miso vào nước dùng và dụng cụ rây lọc giúp ngăn miso bị vón cục trong nước dùng.
Chày và cối
Chày và cối dùng để nghiền, giã, biến các nguyên liệu như hạt, quả hạch, gia vị và thảo mộc nát ra hoặc thành bột hoặc thành vụn nhỏ.
Cối và chày kiểu Nhật được gọi là suribachi và surikogi và được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản để nghiền các nguyên liệu như hạt vừng và trộn, nghiền các nguyên liệu lại với nhau để làm nước chấm.
Dụng cụ bào
Dụng cụ bào là một dụng cụ nhà bếp có bề mặt sần, hơi sắc được dùng để cắt hoặc nạo thức ăn và nguyên liệu thành những miếng nhỏ. Ở Nhật Bản, dụng cụ bào dùng để nạo gừng, bào củ cải thành những miếng nhỏ và cắt sợi hành tây.
Đũa
Trong tiếng Nhật, đũa được gọi là hashi và dụng cụ ăn uống này có lẽ có nguồn gốc và lịch sử từ thời người Hán ở Trung Quốc. Đũa có niên đại ít nhất 3000 năm trước và được du nhập vào Nhật Bản vào khoảng năm 603 sau Công Nguyên.
Ở Nhật, đũa thường được làm từ gỗ hoặc tre và đũa Nhật có chiều dài ngắn hơn và thuôn nhọn ở hai đầu nhìn rất thon gọn.
Đũa là một dụng cụ nhà bếp đa năng trong các gian bếp ở Nhật Bản vì chúng có thể được dùng để kẹp, chia, kẹp, tách, đánh kem, xào, v.v. các nguyên liệu và thực phẩm.
Một biến thể của đũa là loại đũa dài, to gấp đôi đũa ăn thông thường. Những chiếc đũa này chuyên để nấu ăn và có thể được sử dụng để đánh trứng, xào nguyên liệu, nấu mì, gắp nguyên liệu từ nồi chiên và lẩu, v.v. Một số đầu bếp thậm chí còn dùng đũa dài để kiểm tra nhiệt độ trong các món chiên ngập dầu như tempura.
Kết luận
Tóm lại, tùy vào loại nguyên liệu sử dụng và loại thực phẩm được chế biến trong nền văn hóa của một quốc gia sẽ xác định các loại dụng cụ, thiết bị và đồ dùng chế biến trong căn bếp cũng như những sản phẩm vật dụng thường được bày bán ở các cửa hàng của quốc gia đó. Một số dụng cụ có thể trông quen thuộc, nhưng cũng sẽ có nhiều loại rất đặc trưng; và đôi khi những dụng cụ quen thuộc lại được sử dụng theo cách mà trước đây bạn chưa từng nghĩ đến.
Nếu bạn đang muốn trang bị cho căn hộ mới của mình những thiết bị nhà bếp nhưng không muốn phải đau đầu tìm cách bán hoặc thanh lý chúng khi chuyển ra ngoài, Village House có dịch vụ cho thuê thiết bị gia dụng và nhà bếp theo tháng hoặc theo năm.