Tính đến năm 2022, Nhật Bản có khoảng 800 trường đại học trên khắp 47 tỉnh thành. Dữ liệu từ Cơ quan nghiên cứu Statista tháng 7 năm 2023 cho biết, trong năm học 2022, tỷ lệ nhập học vào các trường đại học và cao đẳng đạt khoảng 57,6% đối với nam và 58,7% đối với nữ. Đến năm 2021, có khoảng 2,93 triệu sinh viên theo học tại các trường đại học Nhật Bản, trong đó có 242.444 sinh viên quốc tế.
Đa số sinh viên quốc tế du học Nhật Bản chủ yếu theo ngành Khoa học xã hội (khoảng 76.301 sinh viên). Phần lớn trong số họ tập trung ở vùng Kanto (khoảng 122.383 sinh viên). Theo dữ liệu từ Tổ chức Dịch vụ Sinh viên Nhật Bản (JASSO), đa số sinh viên quốc tế đến từ Trung Quốc, với khoảng 114.244 sinh viên.
Chi phí sinh hoạt
Có thể cho rằng, một trong những vấn đề lớn nhất khi sống một mình trong thời gian là sinh viên đại học chính là các chi phí liên quan đến học phí và sinh hoạt phí.
Chi phí học trung bình tại Nhật Bản là khoảng 817.000 Yên đối với các trường đại học quốc gia và khoảng 1.146.819 Yên đối với các trường đại học tư. Tuy nhiên, con số này có thể dao động tùy thuộc vào nhu cầu lối sống của sinh viên, chuyên ngành học, bảo hiểm y tế, và nhiều yếu tố khác. Sinh viên đăng ký chương trình đại học có thể phải trả từ 820.000 Yên đến 3.200.000 Yên, trong khi sinh viên theo học thạc sĩ có thể phải trả mức phí từ 820.000 Yên đến 1.100.000 Yên.
Về chi phí thuê nhà, nó thường dao động nhiều tùy vào việc sinh viên chọn ở trong khuôn viên trường, ký túc xá, hoặc thuê căn hộ ở riêng. Chi phí thuê một phòng đơn trong khuôn viên trường có thể khoảng 12.000 Yên mỗi tháng, trong khi giá thuê một căn hộ 1 phòng ngủ ngoài khuôn viên trường có thể từ 57.000 Yên đến 85.000 Yên, chưa bao gồm phí tiện ích.
Đối với những người chọn sống ngoài trường, phí tiện ích trung bình khoảng 10.000 Yên – 50.000 Yên tiền điện, 3.000 Yên tiền gas, và 2.000 Yên tiền nước. Tất nhiên, các chi phí này cũng thay đổi tùy theo mùa và lối sống của mỗi người.
Cuối cùng, sinh viên cũng cần chuẩn bị khoảng 3.000 Yên cho giáo trình, văn phòng phẩm, và nhiều chi phí khác, cùng với khoảng 6.000 Yên để chi trả điện thoại di động và Wi-Fi.
Những sinh viên đang tìm các chỗ ở với giá cả phải chăng có thể tham khảo Village House, công ty có bất động sản cho thuê ở khắp 47 tỉnh thành trên nước Nhật. Phí thuê căn hộ Village House chỉ thấp từ 20.000 yên mỗi tháng.
Công việc bán thời gian
Một số sinh viên cố trang trải học phí và phí sinh hoạt bằng cách làm thêm bán thời gian. Sinh viên quốc tế có thể làm bán thời gian tới 28 giờ mỗi tuần và thậm chí lên đến 40 giờ mỗi tuần trong các ngày lễ và kỳ nghỉ dài. Được gọi là “arubaito” trong tiếng Nhật, công việc bán thời gian là một cách hiệu quả để tiết kiệm tiền, đồng thời cũng tích lũy kinh nghiệm làm việc. Đến tháng 2 năm 2022, mức lương tối thiểu mỗi giờ ở Tokyo là 1.041 Yên, nghĩa là sinh viên có thể kiếm được khoảng 12.500 Yên mỗi tuần nếu làm việc đủ 28 giờ.
Phần lớn sinh viên làm việc bán thời gian thường làm trong lĩnh vực vận tải, bếp ăn nhà hàng, cửa hàng tiện lợi và khách sạn. Sinh viên quốc tế cũng có thể làm giáo viên tiếng Anh bán thời gian vì việc này không đòi hỏi kiến thức tiếng Nhật. Một cuộc khảo sát năm 2023 với 1.000 sinh viên quốc tế cho thấy 69,9% sinh viên có làm ít nhất một hoặc hai công việc bán thời gian.
Lợi ích rõ ràng khi làm việc bán thời gian nằm ở khía cạnh tài chính – thu nhập bổ sung này sẽ giúp sinh viên trang trải chi phí học tập và các vật dụng cần thiết, đồng thời bổ trợ các hoạt động xã hội. Các lợi ích khác như sinh viên quốc tế có thể cải thiện được khả năng tiếng Nhật cũng như xây dựng được mạng lưới bạn bè và kết nối.
Tuy nhiên, hạn chế khi làm việc bán thời gian trong thời gian theo học toàn thời gian là thiếu thời gian giải trí và giao tiếp với bạn bè. Làm việc bán thời gian cũng có thể gây khó khăn trong việc duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của sinh viên, ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em.
Việc nhà
Tùy theo quá trình lớn lên của mỗi người, có người quen làm việc nhà còn có người thì lại không quen với việc nàyi. Nói chung, lần đầu tiên phải tự mình đảm nhận trách nhiệm dọn dẹp và giữ gìn không gian sống có thể là một thách thức. Quan trọng là bạn phải bắt tay vào giải quyết một số việc nhà thông thường tại gia với sự hỗ trợ và hướng dẫn từ phụ huynh trước khi bước chân ra thế giới tự lập.
May mắn cho những người quyết định du học tại Nhật Bản, có nhiều công cụ và vật dụng dọn dẹp gia đình tiện lợi và phổ biến có thể mua tại bất kỳ cửa hàng ¥100 nào, giúp việc nhà trở nên thuận lợi, nhanh chóng và không gây áp lực cho túi tiền của bạn.
Nhớ nhà
Nỗi nhớ nhà được định nghĩa là “sự đau buồn khi xa nhà và khao khát sự ấm cúng ở nhà và những đồ vật gắn bó”. Những người nhớ nhà có thể gặp các triệu chứng trầm cảm và lo lắng, khó tập trung và có hành vi rút lui.
Đối với sinh viên đại học sống một mình, việc trải qua cảm giác nhớ nhà không phải là điều hiếm gặp, đặc biệt là đối với sinh viên quốc tế đang ở xa gia đình.
Điều quan trọng cần lưu ý là cảm giác nhớ nhà là điều bình thường và phổ biến và hầu hết mọi người đều tìm được cách đối phó và thích nghi với điều này. Có một cách là giữ liên lạc với người thân ở nhà – ví dụ như hẹn lịch gọi video hoặc gọi điện thoại thường xuyên và giữ liên lạc qua email hay tin nhắn. Nếu được thì sinh viên có thể cố gắng sắp xếp về nhà mỗi tuần một lần hoặc mỗi tháng một lần tùy theo lịch trình và hoàn cảnh. Ngoài ra còn có những cách khác để đối phó với nỗi nhớ nhà là thiết lập một thói quen tương tự như thói quen thời còn ở nhà và tận dụng các dịch vụ sinh viên cũng như hoạt động câu lạc bộ có sẵn ở trường của bạn.
Sống một mình
Cuối cùng, một khía cạnh quan trọng là khi bạn lần đầu tiên sống tự lập một mình khi theo học đại học, có thể rất khó khăn vì thiếu hệ thống hỗ trợ khẩn cấp khi bạn cần sự giúp đỡ hoặc gặp tình huống khẩn cấp. Mặc dù không có giải pháp chung để giải quyết vấn đề này, nhưng có một số cách nhưc xây dựng cộng đồng bạn bè và mạng lưới kết nối cá nhân khi ở trường, tận dụng các dịch vụ sinh viên trong khuôn viên trường và duy trì liên lạc với gia đình và bạn bè ở quê nhà để giữ cho hệ thống hỗ trợ của bạn vẫn được duy trì.
Những người lo lắng về việc sống một mình khi du học xa nhà có thể cân nhắc việc sống trong khuôn viên trường, còn những người muốn có sự riêng tư hơn có thể tìm đến Village House, một công ty cho thuê căn hộ với mức giá khởi điểm khoảng 20.000 Yên. Đặc biệt, sinh viên quốc tế sẽ rất vui khi biết rằng Village House còn có dịch vụ hỗ trợ khách hàng bằng nhiều ngôn ngữ, gồm tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Việt và tiếng Bồ Đào Nha.