Dù bạn là người mới lần đầu đi tìm nhà cho thuê (nếu vậy, có thể bạn sẽ tìm được căn hộ lý tưởng trên website của Village House đấy!) hay là một ‘dân chuyên nghiệp’, thì bạn cũng cần phải trang bị kiến thức cần thiết khi đi xem nhà để tránh các lỗi sơ hở.
Đặt lịch hẹn
Trước tiên, bạn cần phải đặt lịch hẹn với chủ nhà, chủ đất hoặc phổ biến ở Nhật là đặt lịch hẹn với môi giới bất động sản trước khi đi xem nhà. Nếu đi cùng với môi giới, bạn có thể tìm hiểu trên mạng các tin rao và yêu cầu cụ thể đi xem một địa chỉ nào đó hoặc bạn có thể tự mình đến một văn phòng môi giới gần đó, nơi có thể đưa ra các đề xuất phù hợp với các tiêu chí nhu cầu của bạn và lên lịch hẹn cho bạn. Chẳng hạn như tại Village House, bạn có thể liên hệ bằng điện thoại đến một trong các văn phòng của chúng tôi và điền biểu mẫu trên trang web của chúng tôi để đặt lịch hẹn.
Đặt câu hỏi
Trao đổi là chìa khóa để đảm bảo bạn tìm được căn hộ như ý … hoặc ít nhất là đáp ứng được một số yêu cầu của bạn. Cách tốt nhất để làm điều này là đặt câu hỏi. Đừng ngại ngần; môi giới, chủ nhà hoặc chủ sở hữu đều mong muốn có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào của bạn với hy vọng rằng bạn sẽ thấy hài lòng.
Tùy theo thói quen của mỗi người, nhưng tốt hơn hết là bạn nên chuẩn bị trước một danh sách các câu hỏi trước khi đi khảo sát nhà. Sau đó, nếu như có quên hỏi điều gì thì bạn cũng có thể hỏi trong lúc đi xem nhà.
Dưới đây là một số câu hỏi mà các môi giới bất động sản và chủ nhà thường được hỏi:
- Tiền thuê hàng tháng là bao nhiêu?
- Những chi phí ban đầu gồm có gì?
- Tiền đặt cọc là mấy tháng tiền thuê nhà?
- Giá thuê đã bao gồm chi phí nào – tiền điện nước, phí đậu xe, nhà kho?
- Ngoài tiền thuê nhà ra còn có khoản phí nào khác không – phí đậu xe, bảo trì hành lang, v.v.?
- Phương thức thanh toán được chấp nhận/ưu tiên – ghi nợ trực tiếp, chuyển khoản ngân hàng, v.v.?
- Tôi có cần người bảo lãnh không? Có cần lời giới thiệu từ chủ nhà thuê trước, hay môi giới trước không?
- Có cho nuôi thú cưng không?
- Nhà đã được hoàn thiện chưa?
- Có bãi đậu xe nội khu không? Chỗ đậu xe đạp hay nhà kho thì sao?
- Có được cho thuê lại không?
- Phí phạt là gì nếu hủy hợp đồng trước thời hạn?
- Có phí gia hạn không?
- Phí dọn đi gồm có những phí nào?
- Căn hộ đã sẵn sàng để dọn vào ở chưa – có cần dọn dẹp trước, kiểm tra xem có lỗi hay hư hỏng gì không?
- Có được phép thay đổi nội thất căn hộ không – như vẽ tranh, treo khung hình, tự làm các vật dụng DIY đơn giản, v.v.?
Danh sách kiểm tra khi xem nhà
Sau khi đã hỏi các câu hỏi trên và chốt được lịch xem nhà, bạn cần – và nên làm – là lên một danh sách các hạng mục cần kiểm tra khi xem nhà. Xin nhắc lại một lần nữa là bạn đừng ngại ngùng kiểm tra kỹ từng ngóc ngách trong nhà – vì có thể đó là nơi bạn sẽ chuyển đến sống! Ở Village House, chúng tôi hiểu sự cần thiết của việc kiểm tra kỹ lưỡng và luôn nhắc những người sắp thuê nhà phải kiểm tra kỹ từng căn hộ cho đến khi nào hài lòng thì mới thôi. Chúng tôi luôn khuyến khích người thuê “kiểm tra kích thước và ánh sáng của căn hộ; kiểm tra xung quanh, hòa mình vào bầu không khí ở đó”.
Vậy, nên đưa các hạng mục nào vào danh sách kiểm tra khi đi xem nhà? Tốt nhất thì nên chia theo từng phòng:
Tổng quan
- Kiểm tra tất cả các sàn nhà, cửa sổ, trần nhà, cầu thang, v.v. để tìm phân / xác động vật / vết cào, hư hỏng do nước và vết bẩn, nấm mốc, v.v.
- Mở và đóng tất cả các cửa sổ và cửa ra vào để xem chúng có mở và khóa bình thường được không, và không bị rỉ sét, nứt vỡ, bản lề kêu ken két, v.v.
- Kiểm tra chức năng của các ổ cắm điện xem có điện không. Có thể cắm thử điện thoại vào để kiểm tra
- Bật tắt công tắc đèn
- Kiểm tra chức năng của hệ thống báo động khói, hệ thống phun nước, hệ thống an ninh, v.v.
Phòng ngủ
- Kiểm tra và đo kích thước của phòng ngủ, đặc biệt nếu phòng ngủ không có đồ đạc và bạn định chuyển đồ đạc có sẵn của mình vào
- Kiểm tra kích thước tủ quần áo – nó có vừa với quần áo của bạn không?
- Nếu là căn hộ đã được hoàn thiện, kiểm tra tình trạng của gường, ngăn kéo, tủ đầu giường, v.v.
- Kiểm tra chức năng của máy điều hòa hoặc máy sưởi
Phòng tắm
- Bật và tắt tất cả các vòi nước để kiểm tra áp lực nước, nước nóng và lạnh – chúng có hoạt động không, và nước chảy ra có sạch không?
- Xả bồn cầu và kiểm tra chức năng của các nút của bồn vệ sinh (nếu có)
- Bật và tắt vòi hoa sen – vòi hoa sen có chảy không?
- Kiểm tra hư hỏng do nước, cặn vôi, nấm mốc, v.v.
Phòng khách
- Kiểm tra và đo đạc không gian nếu bạn định chuyển ghế và đồ nội thất của mình vào
- Kiểm tra cách âm – phòng có yên tĩnh không? Bạn có thể nghe thấy tiếng hàng xóm không? Hàng xóm có thể nghe tiếng bạn không?
- Kiểm tra số lượng ổ cắm – có đủ dùng cho các thiết bị điện tử của bạn không?
Bếp
- Bật và tắt vòi bếp – áp lực nước có tốt không? Có nước nóng lạnh không? Nước có sạch không?
- Kiểm tra dưới bồn nước xem có bị nấm mốc, côn trùng hay bị rò rỉ không, v.v
- Nếu có tủ hoặc ngăn kéo, hãy mở và đóng để kiểm tra chức năng của tủ cũng như xem chúng có đang là chỗ trú ẩn cho bọn khách không mời – bọ rệp nào không.
- Nếu bếp được hoàn thiện sẵn, hãy kiểm tra các thiết bị bếp xem có hoạt động không.
Khu chung cư
- Kiểm tra lối vào khu chung cư – nó có an toàn không, tối có đèn không?
- Kiểm tra chỗ đậu xe, chỗ để xe đạp, khu nhà kho chung, v.v.
- Khu vực hòm thư có an toàn không? Hàng được giao đi đâu?
Dấu hiệu hư hỏng
Có lẽ điều quan trọng nhất là tìm những hư hỏng trong căn hộ mà không phải là những hư hao theo tiêu chuẩn. Bạn sẽ không muốn phải chịu trách nhiệm cho những hư hỏng do người thuê cũ gây ra mà chưa được ghi nhận và cuối cùng khi bạn dọn đi thì bạn phải là người chịu phí này. Nhớ kiểm tra các hạng mục sau:
- Bị hư hỏng do nước, vết ố do nước, rò rỉ, nấm mốc, v.v trong khu vực nước chảy
- Những chỗ bị hở điện, đèn không hoạt động hoặc mãi mới mở được hoặc bị nhấp nháy
- Các ô cửa sổ bị nứt, bản lề cửa sổ kêu không lung lay, v.v
- Sơn hoặc giấy dán tường bị bong tróc
- Đồ gia dụng/nội thất bị hỏng
- Dấu hiệu của các loài gây hại – dấu cào, vết cắn, phân, xác động vật
- Có mùi lạ – rò rỉ khí ga, carbon monoxide, v.v.
Cộng đồng xung quanh
Đừng chỉ nên kiểm tra căn hộ và khu chung cư, mà bạn nên kiểm tra cả khu vực lân cận xung quanh một cách kỹ lưỡng. Tìm hiểu một số thông tin như sau:
- Khoảng cách đến phương tiện giao thông công cộng gần nhất – có đi bộ được không? Bạn có cần đạp xe ở đó không?
- Khoảng cách đi lại đến văn phòng hoặc trường của bạn – có hợp lý không? Có phù hợp với ngân sách không?
- Khu vực này có thuận tiện không – có cửa hàng tạp hóa, hiệu thuốc, cửa hàng tiện lợi, bệnh viện hoặc phòng khám gần đó, trường học, công viên, phòng tập thể dục, v.v. không?
- Khu vực có yên tĩnh không – trong khu dân cư, gần đường sầm uất, gần quán bar, v.v.?
- Khu này có an ninh không – có vấn đề tội phạm, hàng xóm ồn ào, hoạt động băng đảng gì không?
Hi vọng rằng danh sách trên đây sẽ giúp bạn đi xem nhà hiệu quả và thuận lợi. Nếu bạn thấy bài viết này thực sự hữu ích thì hãy lên lịch hẹn và đóng vai thám tử để ‘tra hỏi’ và xem xét mọi ngóc ngách trong nhà thật kỹ lưỡng nhé. Nếu bạn đang tìm một căn hộ thíc hợp, hãy tham khảo các căn hộ sẵn có của chúng tôi!