Gần đây, khái niệm “phát triển bền vững” ngày càng trở nên phổ biến. Dù đây là một thuật ngữ quen thuộc, nhưng nội thất bền vững vẫn còn là điều khá mới mẻ với nhiều người.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu những lợi ích và hạn chế của nội thất bền vững, cùng với mẹo chọn nội thất phù hợp cho không gian sống của bạn. Khi hiểu rõ hơn về nội thất thân thiện với môi trường, bạn có thể cân nhắc tích hợp sao cho hợp với phong cách sống của mình.
Tại Village House, chúng tôi có hơn 1.000 căn hộ vừa đẹp vừa có giá cả hợp lý trên khắp nước Nhật. Nếu đang tìm chỗ ở mới, đừng quên tham khảo website của chúng tôi!
Nội thất bền vững là gì?
Thuật ngữ “bền vững” là những thứ có khả năng “tiếp tục duy trì sử dụng”. Hiểu đơn giản, phát triển bền vững là nỗ lực nhằm “bảo vệ môi trường Trái Đất để chúng ta có thể tiếp tục cuộc sống trong tương lai”.
Nội thất bền vững bao gồm các sản phẩm:
- Tái sử dụng nhựa từ đại dương
- Sử dụng chất thải công nghiệp
- Tận dụng nhôm tái chế
- Sử dụng nhựa phân hủy sinh học
- Được sản xuất tại nhà máy sử dụng năng lượng tái tạo
- Hỗ trợ bảo tồn rừng
Để bảo vệ môi trường sống, ngày càng có nhiều nỗ lực trong việc chọn lựa vật liệu bền vững, sử dụng năng lượng tái tạo, và bảo tồn tài nguyên rừng, đại dương quý giá cho các thế hệ mai sau. Ngoài ra, việc đào tạo các kỹ sư tài năng thế hệ mới cũng là một phần quan trọng trong việc sản xuất nội thất bền vững
Tuy nhiên, sự bền vững không chỉ phụ thuộc vào nhà sản xuất, mà còn ở ý thức của người tiêu dùng. Khi mua nội thất, hãy ưu tiên chọn những món được thiết kế để sử dụng lâu dài, tránh văn hóa “sử dụng một lần rồi bỏ”. Đồng thời, hãy lựa chọn những sản phẩm có thể sửa chữa hoặc thay thế bộ phận, để có thể sử dụng cẩn thận và truyền lại cho thế hệ sau.
Lợi ích của nội thất bền vững
Thân thiện với môi trường
Nội thất bền vững được thiết kế chú trọng vào việc giảm thiểu tác động đến môi trường. Quá trình sản xuất nội thất có thể gây ra các vấn đề như nạn phá rừng hay ô nhiễm không khí và nguồn nước, đe dọa nghiêm trọng đến tương lai của hành tinh này. Khi chọn sử dụng nội thất bền vững thân thiện với môi trường, chúng ta có thể giúp giảm lãng phí các tài nguyên quý giá như gỗ, cắt giảm khí thải nhà kính, và làm chậm lại sự suy thoái môi trường.
Thiết kế và chất lượng vượt trội
Một trong những ưu điểm lớn của nội thất bền vững là thiết kế và chất lượng vượt trội. Trong những năm gần đây, nhiều nhà thiết kế nội thất nổi tiếng đã chú trọng đến việc tạo ra các sản phẩm bền vững, mang đến hàng loạt mẫu thiết kế độc đáo và sáng tạo. Khi tính năng kết hợp với mẫu mã thiết kế và chất lượng cao, nội thất bền vững trở thành lựa chọn thu hút người tiêu dùng.
Độ bền cao
Nội thất bền vững được làm từ các vật liệu tự nhiên nên không chỉ bền chắc mà còn mang lại vẻ đẹp cổ điển qua thời gian. Với những thiết kế đơn giản nhưng bền bỉ cùng thời gian, các sản phẩm nội thất bền vững không bị lỗi mốt hay bị ảnh hưởng bởi xu hướng, có thể sử dụng trong nhiều năm.
Nhược điểm của nội thất bền vững
Một trong những nhược điểm lớn nhất của nội thất bền vững chính là chi phí. Do thường được làm từ gỗ nguyên khối cao cấp và các quy trình sản xuất đặc thù nên chi phí sản xuất đồ nội thất bền vững cao khiến giá bán của sản phẩm cũng nhỉnh hơn so với nội thất thông thường.
Tuy nhiên, nếu xét đến không chỉ chi phí ban đầu mà còn cả chi phí sử dụng lâu dài, nội thất bền vững có thể không đắt như bạn nghĩ. Mặt khác, các sản phẩm nội thất giá rẻ sản xuất hàng loạt thường dễ hỏng hoặc không sửa được nếu bị hỏng, nên về lâu về dài thường tốn kém hơn.
Cách chọn nội thất bền vững
Khi chọn nội thất bền vững, nên lưu ý hai điều sau:
- Nó có sử dụng vật liệu tái chế không?
Một từ khóa quan trọng khi chọn nội thất bền vững là “vật liệu tái chế”.
Hãy chọn những sản phẩm được tái chế từ các món nội thất cũ hoặc các sản phẩm khác, sau đó được tái thiết kế để phù hợp với nhu cầu hiện đại cả về phong cách lẫn chức năng. Ngoài ra, cũng nên chú ý đến dòng chảy tài nguyên trong quá trình sản xuất.
Có hai kiểu mô hình chính:
- Kinh tế tuyến tính: Tài nguyên được khai thác, sử dụng để sản xuất sản phẩm, và cuối cùng bị vứt bỏ sau khi sử dụng.
- Kinh tế tuần hoàn: Các sản phẩm đã qua sử dụng được tái chế và tái sử dụng, giúp tài nguyên được lưu thông liên tục.
Nếu mô hình kinh tế tuần hoàn trở nên phổ biến thì sẽ không cần khai thác thêm tài nguyên mới từ Trái đất. Nội thất bền vững được sản xuất và tái sử dụng dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn, giúp góp phần bảo vệ tương lai bền vững của hành tinh.
- Nó có được sản xuất từ nguồn nguyên liệu trong nước không?
Chọn nội thất làm từ vật liệu trong nước hoặc được sản xuất nội địa là một cách để giảm lượng khí thải carbon liên quan đến việc vận chuyển nguyên liệu nhập khẩu từ xa. Đồng thời, điều này còn giúp tận dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên rừng trong nước.
Vận chuyển gỗ hoặc nội thất đi xa không chỉ tốn kém chi phí, mà còn tiêu hao nhiều năng lượng và phát thải một lượng lớn khí CO₂.
Trong khi đó, việc chế biến gỗ thực chất không cần nhiều năng lượng, nên nếu bạn chọn gỗ nội địa hoặc nội thất sản xuất trong nước, lượng khí thải CO₂ sẽ giảm đáng kể nhờ khoảng cách vận chuyển ngắn hơn.
Hơn nữa, khoảng 67% diện tích đất ở Nhật Bản được bao phủ bởi rừng, với khoảng 40% là rừng trồng nhân tạo, có thể sử dụng làm tài nguyên. Khi khai thác những nguồn tài nguyên rừng quý giá này và thiết lập chu trình sản xuất nội địa tuần hoàn, chúng ta có thể giảm thêm lượng khí thải CO₂.
Sử dụng gỗ nội địa là một lựa chọn bền vững, vừa giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, vừa giảm thiểu tác động đến môi trường. Nội thất sản xuất trong nước không chỉ thân thiện với môi trường mà còn góp phần xây dựng một hệ sinh thái bền vững.
Ứng dụng của nội thất bền vững
Phòng khách và phòng ngủ
Hầu hết các loại ghế sofa và ghế bành đều có cấu trúc gồm phần đệm, vỏ bọc, và chân ghế. Tuy vậy, dù có mua một chiếc sofa đắt tiền, việc phần đệm bị lún hay vải bọc bị rách sau một thời gian sử dụng là điều khó tránh khỏi.
Để sử dụng lâu dài, hãy chọn những sản phẩm có chất liệu đệm và vải bọc bền chắc, chịu được mài mòn. Ngoài ra, ưu tiên các sản phẩm có thể bảo dưỡng, như thay vỏ bọc, sửa chữa phần gỗ, hoặc thay mới phần đệm, sẽ giúp kéo dài đáng kể tuổi thọ nội thất.
Phòng ăn
Bàn ăn và ghế làm từ gỗ nội địa là lựa chọn tuyệt vời trong dòng sản phẩm nội thất bền vững. Mặc dù khoảng 70% diện tích Nhật Bản là rừng, nhưng phần lớn gỗ dùng trong sản xuất nội thất lại là nguyên liệu nhập khẩu, khiến nguồn tài nguyên gỗ trong nước bị lãng phí.
Khi chọn bàn ăn, hãy tìm đến các thương hiệu nội thất cam kết thực hành lâm nghiệp bền vững, giúp bảo tồn môi trường tự nhiên và đảm bảo quy trình sản xuất gỗ từ khai thác đến tái chế được quản lý một cách có trách nhiệm. Ngoài ra, khác với các loại bàn phủ sơn polyurethane thường không thể sửa chữa khi bị trầy xước sâu, các loại bàn gỗ tự nhiên có lớp phủ dầu có thể dễ dàng được bảo dưỡng và phục hồi. Do đó, bạn có thể sử dụng trong thời gian dài mà vẫn giữ được vẻ đẹp vốn có.
Văn phòng
Ngày nay, nội thất văn phòng ngày càng đa dạng nhằm thích nghi với phong cách làm việc hiện đại, như làm việc tại nhà và xu hướng số hóa công việc. Do đó, nhu cầu về các sản phẩm nội thất linh hoạt, dễ dàng tái bố trí để phù hợp với nhu cầu của từng bộ phận hoặc thay đổi theo tình hình xã hội, ngày càng tăng cao.
Những món đồ nội thất như tủ lưu trữ có thể tùy chỉnh kệ và cửa, bàn làm việc có thể điều chỉnh độ cao, hay các sản phẩm đa năng khác rất được ưa chuộng nhờ tính tiện dụng. Hơn thế nữa, khi thiết kế không gian làm việc tạo cảm hứng cho nhân viên cũng là một cách đóng góp vào sự phát triển bền vững từ góc độ nhân lực.
Village House có đa đạng các căn hộ cho thuê với mức giá phải chăng trên khắp nước Nhật. Nếu đang tìm nơi ở mới, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi.
Xin chào, tôi là Machiko Doi, một nhà văn tự do viết về nhà ở và cuộc sống ở Nhật Bản.
Tôi sống trong một ngôi nhà 80 năm tuổi được thừa kế từ ông bà cùng với hai con mèo nhận nuôi và con gái của tôi.
Chúng tôi sống một cuộc sống thoải mái trong khi sửa chữa ngôi nhà này.
Tôi thích nấu rau hái từ vườn và cá tươi do bố tôi bắt được, thưởng thức chúng với bia lạnh vào ngày nóng hoặc rượu sake nóng vào ngày lạnh.