“Phải làm gì nếu chuyển đến một căn hộ ma ám…?”
“Làm sao để biết đó có phải là căn hộ ma ám hay không?”
Nhiều người có thể cảm thấy lo lắng về những bất động sản có giá quá rẻ hoặc chỉ được cải tạo một phần, và tự hỏi liệu chúng có phải là “nhà ma ám” (Jiko Bukken) hay không.
Bài viết này sẽ giới thiệu 6 trang web để kiểm tra xem một bất động sản có thuộc dạng “nặng vía” hay không. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn cách để kiểm tra những bất động sản không được liệt kê trên các trang web này. Đối với những ai còn băn khoăn về việc liệu căn hộ đó có bị ma ám hay không, hãy tham khảo bài viết này trước khi đưa ra quyết định.
Village House có hơn 1000 căn hộ trên khắp nước Nhật với các mức giá phải chăng chỉ từ 20.000 yên một tháng. Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Nhà “nặng vía” là gì?
Nhà “nặng vía” là một bất động sản nơi có người đã chết ở một trong các căn hộ hoặc trong khuôn viên tòa nhà. Theo “Hướng dẫn Thông báo về Tử vong của Môi giới Bất động sản” do Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông vận tải và Du lịch ban hành, các tòa nhà cần các quy trình vệ sinh đặc biệt do có người chết được coi là bất động sản bị “nặng vía” (hay thường được gọi là bị ma ám).
Nói cách khác, không cần phải tiết lộ về các trường hợp chết do tai nạn hay chết do nghẹt thở trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cho người mua hoặc người thuê tiềm năng
Ngoài ra, các bất động sản nằm gần các lò hỏa táng, nghĩa trang, địa điểm giải trí người lớn hoặc cơ sở hoạt động của các băng đảng cũng được xếp loại là có “khuyết điểm về môi trường”. Còn các bất động sản có vấn đề vật lý như rò rỉ, mối mọt, ô nhiễm đất hoặc tắc nghẽn ngầm được xếp vào loại có “khuyết điểm về vật chất”.
6 website để tìm hiểu bất động sản “nặng vía” (bao gồm cả “Oshima Teru” nổi tiếng)
Để tìm hiểu xem một căn hộ có thuộc dạng “nặng vía” hay không, hãy kiểm tra trên 6 website dưới đây:
- Oshima Teru
Oshima Teru is a website known for its prompt information updates revolving around stigmatized property information. Oshima Teru là một trang web nổi tiếng nhanh chóng cập nhật thông tin liên quan đến dữ liệu bất động sản “nặng vía”.
Trang này cung cấp thông tin về các bất động sản nơi có người chết do tai nạn hoặc các sự cố khác như giết người, tự sát hoặc hỏa hoạn. Trên trang này, do người dùng có thể cập nhật thông tin, nên các bất động sản không phù hợp với tiêu chí “nặng vía” cũng sẽ được định kỳ xóa.
Ngoài ra, Oshima Teru không chỉ cung cấp thông tin từ Nhật Bản mà còn có thông tin ở nước ngoài, giúp việc xác minh thông tin về bất động sản “nặng vía” rất thuận tiện khi đi du lịch nước ngoài hoặc chuyển đổi chỗ ở do đi công tác hoặc thay đổi công việc.
- JKK Tokyo
JKK Tokyo là một trang web được quản lý bởi “Tổng Công ty cung cấp nhà ở Tokyo” cung cấp thông tin về các khu chung cư tại Tokyo. Sử dụng trang “Tìm kiếm Bất động sản Cụ thể / Bất động sản Tiền cảnh báo ” trên trang web sẽ cho phép bạn tìm hiểu thêm về các bất động sản “nặng vía”.
“Bất động sản cụ thể” là các căn hộ có xảy ra sự cố chẳng hạn như tự tử hoặc có người chết một mình trong căn hộ đó nhưng bị phát hiện muộn. Thông tin này có thể xác minh từ các tài liệu PDF có trên một trang riêng.
Dù không đề cập cụ thể chi tiết, nhưng có thể cho rằng các bất động sản này đã từng có sự cố xảy ra trong khu vực chung hoặc xung quanh khu vực đó.
- Công ty Naruboto Real Estate
Naruboto Real Estate là công ty bất động sản chuyên mua bán các dạng bất động sản “nặng vía”. Thông tin về các bất động sản đang được rao bán được cập nhật đầy đủ, giúp người mua dễ dàng cân nhắc.
Hơn nữa, chi tiết các thông tin được chia sẻ cũng được xếp theo danh sách 5 cấp độ.
★1: Bất động sản nơi có người chết một mình hoặc do nguyên nhân tự nhiên được phát hiện trong vòng 72 giờ sau đó
★2: Bất động sản nơi có người chết một mình và được phát hiện sau hơn 72 giờ
★3: Bất động sản nơi có người chết do công việc nhà hoặc tai nạn
★4: Bất động sản nơi xảy ra tự sát
★5: Bất động sản nơi xảy ra án mạng
- REINS
REINS (Hệ thống Mạng Thông tin Bất động sản) là một trang web cơ sở dữ liệu dành riêng cho các môi giới bất động sản. Vì được quản lý bởi một tổ chức công nên bất kỳ ai cũng có thể nghiên cứu kỹ lưỡng về các bất động sản “nặng vía”. Nếu quan tâm đến một bất động sản cụ thể, bạn nên nhờ một công ty bất động sản điều tra và xác minh giúp.
- ATBB
ATBB là một trang web chuyên cung cấp thông tin bất động sản dành riêng cho các môi giới. Vì người dùng thông thường không thể tìm kiếm được trên trang này, nên hãy nhờ công ty bất động sản điều tra giúp bạn.
- UR Rental Housing
Danh sách các bất động sản đặc biệt trên website do Sở Chấn hưng đô thị của Nhật có một trang riêng để xác minh các bất động sản “nặng vía”.
Các bất động sản “nặng vía” được đăng trên Sở Chấn hưng đô thị Nhật không chỉ bao gồm các căn hộ có tự tử hoặc án mạng, mà còn các căn hộ có trường hợp tử vong tự nhiên chẳng hạn như tuổi già. Tùy thuộc vào từng loại bất động sản, giá thuê trong 1-2 năm đầu có thể được giảm đến một nửa.
Làm thế nào để nhận biết được bất động sản “nặng vía”
Bên cạnh việc kiểm tra các trang web về bất động sản “nặng vía”, bạn cũng có thể sử dụng thêm năm phương pháp sau:
- Tham vấn với công ty môi giới bất động sản
Nếu muốn xác minh xem một bất động sản có “nặng vía” không, phương pháp đáng tin cậy là nhờ môi giới bất động sản điều tra. Như đã nêu ở trên, môi giới bất động sản có thể kiểm tra các cơ sở dữ liệu như REINS hoặc ATBB để xác minh xem bất động sản có vấn đề gì hay không. Miễn là bạn không giao dịch với một công ty môi giới lừa đảo, thì họ sẽ cung cấp thông tin chính xác. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của một môi giới bất động sản để xác nhận về tình trạng “nặng vía” của một căn hộ.
- Tìm kiếm bằng từ khóa
Bạn cũng có thể xác định xem một bất động sản có “nặng vía” hay không bằng cách tìm kiếm bằng các từ khóa. Ví dụ, trên các trang web tìm kiếm bất động sản như SUUMO hoặc Bất động sản Nifty, hãy thử tìm kiếm các cụm từ như “các mục cảnh báo”. Ngoài ra, hãy kiểm tra xem có “có vấn đề về mặt tâm linh” không, vì đây cũng có thể là dấu hiệu của một bất động sản “nặng vía”.
- So sánh tiền thuê với các bất động sản gần đó
Nếu tiền thuê nhà rẻ hơn đáng kể so với các bất động sản xung quanh thì có khả năng là có lý do đằng sau. Nếu không có từ khóa nào khớp với phần ghi chú thì tốt nhất là nên hỏi trực tiếp công ty bất động sản. Bất động sản có thể đã từng xảy ra trường hợp có người chết hoặc bị hư hỏng do ngập lụt dưới sàn nhà.
- Kiểm tra lịch sử cải tạo
Nếu phần ghi chú của bất động sản đề cập đến việc “được cải tạo một phần”, thì có khả năng đó là một bất động sản “nặng vía”. Nếu có người chết và bất động sản bị bỏ hoang trong thời gian dài, dịch cơ thể có thể gây hư hỏng sàn nhà như đổi màu hoặc mục nát. Do đó, nếu bất động sản được mô tả là đã được cải tạo một phần thì bạn nên tham khảo ý kiến của công ty bất động sản để tìm hiểu lý do và chi tiết cụ thể của việc cải tạo đó.
- Kiểm tra xem tên tòa nhà có bị thay đổi không
Trong một số trường hợp, tên tòa nhà cũng có thể được thay đổi nếu trong tòa nhà đã từng xảy ra án mạng hoặc tai nạn chết người. Lý do đổi tên là để tránh bị tìm thấy khi tìm kiếm các bất động sản “nặng vía” trực tuyến. Khi tìm kiếm các bất động sản “nặng vía” theo địa chỉ, bạn cần thận trọng nếu xuất hiện một tên tòa nhà khác.
Trường hợp thông tin về sự cố trong tòa nhà không được nêu trong phần thông tin về bất động sản
- Bất động sản “nặng vía” hơn 3 năm tuổi
Không có nghĩa vụ phải tiết lộ các sự vụ xảy ra đối với bất động sản sau khoảng thời gian ba năm. Do đó, có thể nói rằng khả năng cao là bạn sẽ không có được thông tin của các sự cố trừ khi chúng mới xảy ra gần đây. Nếu bạn lo lắng rằng đó có thể là một bất động sản “nặng vía”, hãy thử điều tra bằng các phương pháp như nêu trên.
- Ém tin bất động sản “nặng vía”
Trong ngành bất động sản, việc “chỉ tiết lộ các vấn đề về bất động sản cho những người đầu tiên sẽ cư trú sau khi nơi đó trở thành bất động sản ‘nặng vía’” là điều khá phổ biến. Ví dụ, các môi giới không trung thực thường muốn che giấu việc một bất động sản nặng vía có thể “cho nhân viên ở tạm thời để né yêu cầu phải tiết lộ thông tin, sau đó quảng cáo chỗ đó như một bất động sản cho thuê thông thường”.
Tuy nhiên, các công ty môi giới uy tín tin rằng các sự cố được thông cáo rộng rãi nên được đăng là bất động sản “nặng vía”, ngay cả khi đã quá thời hạn ba năm.
- Có sự cố tử vong ở khu vực chung hoặc khu nhà hàng xóm
Một bất động sản không được coi là bất động sản ‘nặng vía’ nếu có sự cố tử vong xảy ra ở các khu vực chung hoặc khu nhà hàng xóm. Chỉ khi nào có sự cố tử vong xảy ra bên trong bất động sản thì mới cần phải bố cáo thông tin. Tuy nhiên, có những trường hợp các công ty môi giới có đạo đức thông báo cho người thuê tiềm năng hoặc người mua của họ về việc có trường hợp tử vong ở các khu vực chung (như hành lang tòa nhà, lối vào và cầu thang).
Những người không thích hợp sống ở những nơi “nặng vía”
Vì lý do an toàn, tốt hơn hết là phụ nữ sống độc thân không nên sống ở những căn hộ “nặng vía” do thông tin địa chỉ ở khu này được lan truyền rộng rãi trên mạng, dễ thu hút người hiếu kỳ. Hơn nữa, những người yếu bóng vía, hay sợ cũng không nên sống ở những căn hộ ma ám.
Sống ở căn hộ “nặng vía” tiết kiệm được chi phí thuê
Nếu điều bạn quan tâm là chi phí thuê thấp thì việc sống ở một căn hộ “nặng vía” cũng là giải pháp nên cân nhắc. Những căn nơi xảy ra sự cố thường được tân trang lại đẹp đẽ, nên việc sống ở những căn hộ ma ám có thể sẽ phù hợp cho những ai không có năng lực tâm linh, hoặc những người thích thể loại kinh dị.
Nếu đang tìm căn hộ cho thuê chi phí phải chăng, mời bạn tham khảo website của Village House. Chúng tôi có hơn 1000 bất động sản trên khắp nước Nhật với giá thuê chỉ từ 20.000 yên. Hơn nữa, chúng tôi cũng không yêu cầu tiền lễ, tiền đặt cọc, phí gia hạn hay phí môi giới, đấy chính là điều tuyệt nhất!
※Tùy thuộc vào kết quả sàng lọc, có thể phải đặt cọc.
Xin chào, tôi là Machiko Doi, một nhà văn tự do viết về nhà ở và cuộc sống ở Nhật Bản.
Tôi sống trong một ngôi nhà 80 năm tuổi được thừa kế từ ông bà cùng với hai con mèo nhận nuôi và con gái của tôi.
Chúng tôi sống một cuộc sống thoải mái trong khi sửa chữa ngôi nhà này.
Tôi thích nấu rau hái từ vườn và cá tươi do bố tôi bắt được, thưởng thức chúng với bia lạnh vào ngày nóng hoặc rượu sake nóng vào ngày lạnh.