Theo dữ liệu từ Liên Hợp Quốc, tính đến ngày 9 tháng 9 năm 2023, dân số Nhật Bản hiện ở mức 123.067.005. Điều này khiến mật độ dân số trong nước ở mức 338 người trên mỗi km ².
93,5% dân số Nhật Bản là sống ở thành thị, nghĩa là họ tập trung ở các thành phố như Tokyo và Osaka. Tính đến năm 2023, có 115.292.289 người sống ở khu vực thành phố. Thủ đô Tokyo của Nhật Bản hiện là nơi sinh sống của khoảng 35,8 triệu người vào năm 2023 (theo Japan Times). Điều này khiến Tokyo trở thành thành phố đông dân và chen chúc nhất thế giới.
Mặt khác, dân số nông thôn của Nhật Bản là khoảng 10.066.305 tính đến năm 2022, thấp hơn 1,52% so với năm 2021. Theo dữ liệu năm ngoái của macrotrneds.net, có thể dự đoán rằng sự suy giảm sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn trong vài năm tới.
Quãng đường đi làm ở Nhật
Đối với những người trong độ tuổi lao động ở Nhật Bản, việc đi lại nói chung là một phần không thể thiếu trong lịch trình thường nhật của họ.
Đi lại được định nghĩa là “thường xuyên thực hiện cùng một hành trình giữa nơi làm việc và nhà”; và những cá nhân đi lại hàng ngày được phân loại là người tham gia giao thông.
Một cuộc khảo sát năm 2015 do Viện Nghiên cứu Văn hóa NHK thực hiện cho biết một người lao động trung bình ở Nhật Bản dành trung bình 1 giờ 19 phút để đi lại từ nơi làm việc – mỗi chiều mất khoảng 39,5 phút. Đương nhiên những người đang làm việc ở Tokyo có thời gian di chuyển lâu nhất là khoảng 1 giờ 42 phút. Trong khi những người sống ở các thành phố và thị trấn có dân số dưới 300.000 người có thời gian đi lại trung bình là 1 giờ 9 phút.
Có nhiều phương tiện người lao động lựa chọn để đi học đi làm ở Nhật. Khoảng 53% sinh viên và 48% công nhân đi lại bằng tàu hỏa và/hoặc tàu điện ngầm. Trong khi 13% sinh viên và 9% công nhân đi làm bằng xe buýt và/hoặc xe điện mặt đất.
Nhưng ở các vùng nông thôn, ô tô là phương tiện giao thông phổ biến hơn được sử dụng để đi học hoặc đi làm do các phương tiện giao thông công cộng còn nhiều hạn chế. Ước tính có 64% người lao động ở nông thôn đi làm bằng ô tô so với 14% người lao động ở thành thị.
Vì vậy, người ta đã xác định rằng việc đi lại là điều phổ biến ở Nhật Bản đối với người lao động. Tuy nhiên, đi lại trong thời gian bao lâu được coi là quá xa? Bài viết này sẽ cố gắng so sánh những ưu và nhược điểm của việc thời gian đi làm quá lâu.
Đi lại gây mệt mỏi
Các chuyên gia và nhà tâm lý học đồng ý rằng trung bình 30 phút một chiều là quãng đường di chuyển hợp lý. Di chuyển trong thời gian này không gây quá nhiều căng thẳng cho mọi người cả về mặt sinh lý hoặc tâm lý. 60 phút đi lại một chiều được coi là quá dài, trong khi 90 phút trở lên là cực kỳ lâu lắc và không được khuyến khích. Nguyên tắc cơ bản là nếu việc đi lại ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày, lịch ngủ và sức khỏe tổng thể của bạn (cả về thể chất và tinh thần) thì làm điều đó không đáng.
Nếu bạn sống ở thành phố và đi làm bằng phương tiện giao thông công cộng, bạn có thể ngủ một giấc trên tàu hoặc xe buýt (trường hợp bạn có thể giành được một chỗ ngồi!). Nhưng nếu bạn đang sống ở nông thôn và lái xe đi làm là cách thông thường. Tối ưu nhất là đảm bảo rằng thời gian đi lại của bạn được giới hạn tối đa một tiếng cho hai chiều. May mắn thay, nếu bạn đang tìm kiếm một căn hộ nằm ở ngoại ô, Village House có hơn 1.000 bất động sản nằm rải rác khắp 47 tỉnh thành của Nhật Bản. Các chuyên viên môi giới nhiệt tình của chúng tôi sẽ giúp bạn chọn được một căn hộ có khoảng cách hợp lý với nơi làm việc.
Đi làm muộn
Có quan điểm cho rằng “Đúng giờ là đã trễ” và Nhật Bản là quốc gia tự hào về sự đúng giờ. Đi làm trễ, tuy không hẳn là phạm pháp, nhưng thường bị chỉ trích và có vẻ thiếu chuyên nghiệp. Do đó bạn nên cân nhắc đến yếu tố này khi chọn căn hộ xa nơi làm việc.
Nếu bạn sống ở các thành phố như Tokyo và Osaka, bạn sẽ phải phụ thuộc vào lịch trình của tàu hoặc xe buýt và sẽ phải lên kế hoạch đi lại cho phù hợp. Tuy nhiên, lợi thế của việc sử dụng các phương thức giao thông công cộng như vậy là chúng thường đúng giờ, giúp bạn tránh được tình trạng ùn tắc giao thông trên đường trong giờ cao điểm.
Mặt khác, nếu bạn sống ở một vùng nông thôn xa xôi hơn và đi làm bằng ô tô, bạn được lợi là có nhiều quyền kiểm soát hơn khi đi làm và ít bị kẹt xe hơn. Tuy nhiên, điều đó luôn có nghĩa là nếu bạn đi làm trễ thì bạn chẳng thể trách ai được ngoài bản thân mình.
Lựa chọn căn hộ
Nhật Bản nổi tiếng với những căn hộ có kích thước như một phòng tắm cao cấp, nhưng điều này thường chỉ đúng cho các khu vực đô thị đông đúc như thủ đô. Nếu sống ở vùng quê Nhật Bản, được gọi là “inaka” trong tiếng Nhật, bạn không chỉ có nhiều lựa chọn về nhà ở hơn mà nhà ở đây thường rẻ hơn và rộng rãi hơn so với các căn hộ ở thành thị. Village House, một công ty bất động sản, có nhiều căn hộ phù hợp với mọi ngân sách, với giá thuê bắt đầu chỉ từ ¥20,000 và phí trả trước thấp.
Nếu bạn đang cần một căn hộ rộng rãi và sống trong thành phố, nếu bạn tìm được một địa điểm gần trạm xe buýt hoặc ga xe lửa thì bạn sẽ đi làm lâu hơn và lộ trình đi lại của bạn không phải chuyển tuyến nhiều lần. Nếu bạn muốn có một căn hộ lớn hơn, sống ở ngoại ô và dự định đi làm bằng ô tô, chắc chắn việc đi lại sẽ lâu hơn so với khi bạn sống ở thành phố.
Nếu bạn là người may mắn có thể làm việc từ xa, toàn thời gian hoặc bán thời gian, thì bạn không cần phải lo lắng về khoảng cách từ căn hộ đến nơi làm việc. Hoặc bạn có thể sẵn sàng đi lại khoảng cách xa hơn để làm việc vài lần một tuần. Trước Covid, số người làm việc tại nhà là khoảng 10% nhưng con số này đã tăng lên 27% trong thời kỳ đại dịch. Hiện nay, nhiều công ty ở Nhật Bản cho phép triển khai lịch làm việc kết hợp giữa làm việc từ xa và làm việc tại văn phòng. Tính đến năm 2022, khoảng 55,65% công nhân Nhật Bản đã được phép làm việc theo lịch trình như vậy, điều này đã mở ra nhiều cơ hội lựa chọn nơi an cư hơn.
Đối mặt với việc làm thêm giờ
Văn hóa làm việc của Nhật Bản nổi tiếng là khắc nghiệt và không thỏa hiệp. Một trong những khía cạnh khó chịu khi làm việc ở Nhật Bản là nhân viên có xu hướng phải làm thêm giờ quá nhiều. Một cuộc khảo sát năm 2022 của trang Nippon.com cho thấy nhân viên Nhật Bản có thời gian làm việc trung bình 22,2 giờ làm thêm, tăng 1,4 giờ so với năm 2021.
Bạn nên nhớ rằng quãng đường đi làm mất thời gian này sẽ ngay lập tức trở nên kém hấp dẫn khi bạn đi làm về trễ và phải dậy sớm vào sáng hôm sau. Nhưng nếu sống ở thành phố, bạn có thể ngủ bù nếu di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng. Thường xuyên làm thêm giờ và phải lái xe ô tô đi làm không phải là “cặp đôi hoàn hảo” cho lắm. Do đó, nếu bạn sống ở vùng nông thôn và biết mình sẽ phải thường xuyên tăng ca, bạn có thể sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho việc thuê nhà nếu điều đó đồng nghĩa với việc ở gần nơi làm việc hơn và rút ngắn được thời gian đi lại.
Dù vậy, bạn có thể cố tình muốn có quãng đường di chuyển dài để tránh làm thêm giờ và các nghĩa vụ công việc khác như nomikais cùng các hoạt động giao lưu xã giao sau giờ làm việc khác.
Duy trì cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Business News Daily định nghĩa khái niệm ‘cân bằng giữa công việc và cuộc sống’ là “trạng thái cân bằng trong đó một người dành sự ưu tiên giống nhau cho những yêu cầu của công việc cũng như nhu cầu của cuộc sống cá nhân”. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đi làm xa sẽ có tác động xấu đến sự hài lòng trong công việc của một người và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần về lâu dài. Tất cả gây ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Một điều khác cần cân nhắc là liệu quãng đường đi làm dài có ảnh hưởng đến việc giao tiếp xã hội của bạn với người khác hay không. Nếu việc đi lại thường xuyên khiến bạn quá kiệt sức để tham gia vào các hoạt động xã hội, sở thích, v.v., thì nó có thể không đáng để đánh đổi. Đối với những người sống ở khu vực thành phố và di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng, ngủ bù trên đường đi làm có vẻ là một giải pháp khả thi trong thời gian ngắn nhưng nó vẫn không bù đắp được cho một lịch trình ngủ hợp lý. Thiếu ngủ sẽ dẫn đến căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, và cuối cùng là kiệt sức.
Với những người sống ở khu vực nông thôn, việc duy trì sự cân bằng tối ưu giữa công việc và cuộc sống có thể khó khăn hơn do khả năng tiếp cận các hoạt động giải trí, sự kiện và tiện ích bị hạn chế. Do đó, một quãng đường đi làm dài có thể không hiệu quả. Nếu đi lại không mất nhiều thời gian, bạn có thể dành thời gian ở bên bạn bè đồng nghiệp hoặc dành cho sở thích của mình.