Giới thiệu
Không có gì là quá ngạc nhiên khi chi phí mua sắm đang ngày càng đắt đỏ hơn khi đồng Yên đang bị suy yếu cộng với nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch đã đẩy giá cả sinh hoạt lên cao ngất ngưởng. Việc này dẫn đến người ta phải chi tiêu những đồng lương khó nhọc kiếm được cho việc mua sắm đồ tạp hóa.
Ở Nhật Bản, việc mua sắm thực phẩm có thể khá đắt đỏ, đặc biệt là khi bạn thích ăn trái cây và rau quả. Bài viết này sẽ bật mí một số bí quyết để bạn có thể cắt giảm chi phí và tiết kiệm được một khoản khi đi mua sắm siêu thị và cửa hàng.
Thời gian đóng cửa
Rất nhiều siêu thị sẽ giảm giá vào buổi tối để thúc đẩy doanh số các sản phẩm dễ hỏng như thịt, hải sản và đồ ăn tươi, đồ ăn chế biến sẵn (osozai) cũng như để tránh lãng phí thực phẩm. Do đó, nếu bạn đi làm về muộn hoặc đang tìm thứ gì đó cho bữa ăn sáng hoặc bữa trưa cho hôm sau, việc ghé vào siêu thị khoảng một giờ trước giờ đóng cửa sẽ là một lựa chọn có lợi giúp bạn tiết kiệm được một chút.
Khung giờ giảm giá
Các siêu thị cũng bố trí các khung giờ cần phải bán thực phẩm tươi sống và dễ hỏng, vì thế bạn sẽ hay thấy nhân viên đi vòng quanh cửa hàng để hạ giá sản phẩm trong thời gian mở cửa, chiều muộn, sau 6 giờ chiều và gần giờ đóng cửa.
Xả hàng tồn
Các mặt hàng sắp hết hạn hoặc gần hạn sử dụng có thể được giảm giá từ 10% đến 30%, vì vậy đây là thời điểm tốt để bắt đầu dự trữ các sản phẩm mà bạn có thể cấp đông và sử dụng sau này.
Khu giảm giá
Nhiều siêu thị sẽ có kệ, giỏ hoặc khu vực giảm giá dành cho những mặt hàng dễ hỏng như trái cây và rau quả bị dập, móp v.v. hoặc những sản phẩm cần phải được dùng ngay trong một hay hai ngày cũng được giảm giá lên đến 50% giá thông thường.
Quầy bán rau củ quả
Quầy bán rau quả là khu chuyên bán lẻ trái cây và rau quả và ở Nhật Bản, những cửa hàng như vậy có thể được tìm thấy ở ichibas hoặc những con phố mua sắm ngoài trời. Các sản phẩm không chỉ cực kỳ tươi ngon mà còn có thể rẻ hơn giá siêu thị thường hay bị nâng giá.
Nếu bạn đang tìm một căn hộ và muốn sống ở gần ichiba, Village House có các bất động sản tại hơn 1.000 địa điểm trên khắp 47 quận của Nhật Bản
Phiếu giảm giá và khách hàng thân thiết của siêu thị
Các siêu thị ở Nhật Bản có một số cách để lôi kéo khách hàng đến cửa hàng và chiếm được sự trung thành của khách hàng. Một trong số đó là dán chirashi, là loại tờ rơi giới thiệu các ưu đãi hoặc giảm giá trong tuần. Những tờ rơi như vậy thường được dán tại hoặc gần lối vào siêu thị hoặc trên trang web của siêu thị. Ưu đãi và giảm giá thường chỉ dành cho một số ngày nhất định, điều này giúp tạo ra nhiều lượt khách ghé thăm hơn cho siêu thị.
Một cách khác mà các siêu thị thường sử dụng để thu hút khách hàng chính là thông qua chương trình khách hàng thân thiết hoặc hệ thống tích điểm. Một số siêu thị sẽ cộng thêm điểm cho khách hàng vào những ngày nhất định trong tuần hoặc khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng theo các chương trình hợp tác của siêu thị đó. Thông thường, khi khách hàng tích đủ điểm, phiếu giảm giá sẽ được in ở cuối hóa đơn để khách hàng sử dụng trong lần mua sắm tiếp theo.
Chợ nông sản
Một lợi ích của các thành phố đông đúc của Nhật Bản là chúng thường ở gần các trang trại nằm ở ngoại ô. Nhiều nông dân Nhật Bản tận dụng lợi thế này và đi đến các thành phố để bán nông sản của họ. Họ thường dựng quầy hàng ở những khu vực có nhiều người qua lại – nhà ga, trung tâm mua sắm, bưu điện, v.v. – và bán các sản phẩm tươi sống của nông trại với giá phi thương mại.
Siêu thị bình dân
Nhật Bản không thiếu các siêu thị giá rẻ và vừa túi tiền. Nổi tiếng nhất có lẽ là Gyomu Super, một chuỗi siêu thị địa phương. Tên của nó có nghĩa đen là “siêu thị dành cho doanh nghiệp” và họ hiện có khoảng 1.011 cửa hàng trên khắp Nhật Bản, giống như Village House có hơn 1.000 bất động sản ở khắp 47 tỉnh thành.
Chiến lược bán hàng số lượng lớn của Gyomu Super giúp họ có thể giảm giá, khiến nơi đây trở thành một lựa chọn hấp dẫn để mua sắm hàng tạp hóa với chi phí phải chăng. Đối với cả người Nhật và du khách quốc tế, siêu thị này đôi khi bán các sản phẩm Halal và quốc tế với giá hợp lý.
Một trong những siêu thị rẻ khác ở Nhật Bản là OK với khẩu hiệu của công ty là “giá rẻ mỗi ngày”.
Thực phẩm địa phương
Một cách hay để tiết kiệm khi mua hàng tạp hóa là mua các nguyên liệu được trồng và có nguồn gốc tại địa phương cũng như các sản phẩm theo mùa. Ví dụ, dưa chuột có xu hướng rẻ hơn vào mùa hè trong khi vào mùa thu thì nấm sẽ rẻ hơn.
Thịt bò ở Nhật Bản có thể khá đắt do thiếu đất canh tác, vì vậy bạn cũng có thể chuyển sang ăn cá và thịt gà để tiết giảm được kha khá chi phí.
Phối kết hợp
Cuối cùng, việc thăm dò tất cả các siêu thị và cửa hàng tạp hóa trong khu vực địa phương nơi bạn sinh sống có thể giúp bạn nắm bắt giá cả của các sản phẩm cần phải mua thường xuyên. Nếu bạn đủ may mắn để ở gần một vài siêu thị và cửa hàng thì bạn có thể phối kết hợp bằng cách mua một số mặt hàng từ một cửa hàng và các mặt hàng khác ở cửa hàng khác để tiết kiệm chi phí mua sắm.