Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Statista tại Nhật Bản năm 2021 cho biết ước tính có khoảng 8,2% nữ giới và 6,4% nam giới sống chung với người yêu. Hành động lựa chọn sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được gọi là sống thử.
Quyết định sống với ai đó, có thể là bạn bè, bạn cùng nhà hay người yêu không phải là một quyết định dễ dàng vì nó liên quan đến rất nhiều cam kết, đồng thuận, và thỏa hiệp. Đối với các cặp đôi, việc sống thử có thể là một cách hiệu quả để kiểm tra mối quan hệ trước khi tiến tới hôn nhân vì nó tạo ra những tình huống cho phép các cặp đôi hiểu nhau hơn cũng như học cách đi đến thống nhất.
Nói vậy vì có thể có một số thách thức cụ thể mà các cặp đôi gặp phải sẽ khiến mối quan hệ của họ bị thử thách. Nếu bạn đang đọc nội dung này và đang dự tính thực hiện bước tiến quan trọng tiếp theo này với người yêu của mình, hoặc nếu bạn đang sống chung với ai đó, thì hãy đọc tiếp để tìm hiểu về một số vấn đề phổ biến có thể xảy ra khi cặp đôi sống thử và cách giải quyết để giảm áp lực sống chung.
Trao đổi
Trò chuyện trao đổi được cho là điều quan trọng nhất khi sống chung và việc giới thiệu, xây dựng và củng cố kênh giao tiếp cởi mở, thẳng thắn và dễ gần để giảm thiểu xích mích, stress và hiểu lầm là rất quan trọng.
Các nghiên cứu cho rằng việc sống thử thường tạo ra nhiều xung đột hơn so với việc cặp đôi chỉ hẹn hò nhưng sống xa nhau hoặc giả họ đã kết hôn. Một giả thuyết cho rằng khi sống chung cần có nhiều cam kết hơn so với những cặp đôi chỉ mới hẹn hò nhưng lại không giống kiểu “đã chốt đơn” như những cặp đã kết hôn. Vùng lững lờ ở giữa này giống như một phép thử và đánh giá thực sự về mối quan hệ của cặp đôi cũng như khả năng hòa hợp như một thể thống nhất, thường dẫn đến stress và xích mích.
Sống chung có thể làm sáng tỏ những vấn đề trong mối quan hệ mà trước đây không hề rõ ràng khi sống xa nhau, và một trong những sai lầm lớn nhất mà các cặp đôi mới sống thử mắc phải là giữ kín mọi bất bình hoặc vấn đề trong lòng để giữ hòa khí. Tuy nhiên, việc làm này không được khuyến khích vì sự oán giận và khó chịu bắt đầu tích tụ theo thời gian cuối cùng sẽ dẫn đến stress, xích mích và bất hòa.
Sống chung có nghĩa là phải có những cuộc trò chuyện thẳng thắn và cởi mở, có thể không phải lúc nào cũng dễ chịu nhưng vẫn rất cần thiết. Các cặp đôi cần học cách chấp nhận và đưa ra những lời phê bình góp ý mang tính xây dựng, đồng thời học cách cùng nhau vượt qua mọi khó khăn rắc rối để đi đến thống nhất. Trò chuyện trao đổi hoặc thiếu chia sẻ có thể tạo nên hoặc phá vỡ một mối quan hệ, vì vậy hãy đảm bảo xây dựng các kênh trò chuyện trao đổi hiệu quả giữa bạn và người yêu.
Thói quen
Thói quen là một tập hợp các hành vi và lề thói mà một cá nhân thiết lập như một lịch trình hàng ngày hoặc được thực hiện thường xuyên. Nhiều thói quen xuất hiện như bản chất thứ hai và nhiều người không nhận ra rằng họ mắc phải chúng hoặc thấy chúng phiền phức.
Khi chung sống với ai đó, một số thói quen nhất định có thể được coi là “kỳ quặc” và “đặc trưng”; và mặc dù chúng có thể chấp nhận được, thậm chí dễ thương và thú vị với liều lượng nhỏ, ít xảy ra, nhưng về lâu về dài, những thói quen này có thể làm đối phương ngứa mắt và khó chịu.
Điều quan trọng ở đây là học cách giao tiếp dựa trên thái độ tôn trọng và học cách thỏa hiệp. Hãy sắp xếp thời gian khi cả hai bạn đều không phải chịu trách nhiệm làm gì đó, không làm việc nhà và công việc để đầu óc minh mẫn và không bị stress. Hãy ngồi xuống và nói cho đối phương biết một cách thẳng thắn nhưng không mang ý phán xét về một hoặc nhiều thói quen khiến làm bạn phiền lòng và lý do. Sau đó hai bạn cùng nhau tìm ra giải pháp cho phép cả hai sống hòa thuận mà không ảnh hưởng hoặc làm thay đổi tính cách của đối phương.
Giá trị quan khác nhau
Không có gì ngạc nhiên khi những người khác nhau ưu tiên và coi trọng những thứ cũng như khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Những cặp đôi quyết định sống thử có thể nhận ra rằng các giá trị của họ có thể xung đột với nhau như thế nào khi sống chung vì việc sống thử liên quan đến đóng góp chung và chia sẻ những thứ như không gian sống, thời gian và đồ đạc.
Một trong những điều có thể khiến các cặp đôi bất hòa chính là vấn đề tài chính. Câu ngạn ngữ tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi không phải tự nhiên mà có khi những cuộc thảo luận, tranh cãi về tài chính thường là một trong những thủ phạm lớn nhất gây ra xích mích giữa các cặp đôi.
Để tránh hoặc ít nhất là giảm thiểu các vấn đề liên quan đến tài chính, hãy trò chuyện cởi mở và trung thực với người yêu bạn về tài chính và chi phí. Một số chủ đề thảo luận phổ biến như:
- Cần dành bao nhiêu tiền để thuê nhà? (nếu các bạn cặp đôi muốn dọn vào sống thử nhưng có ngân sách eo hẹp, hãy cân nhắc tìm hiểu Village House, công ty bất động sản chuyên cung cấp các căn hộ bình dân với chi phí trả trước thấp và giá thuê chỉ từ 20.000 Yên/tháng)
- Sẵn sàng mở tài khoản chung để thanh toán các dịch vụ gia đình như dịch vụ tiện ích, chi phí tạp hóa, tiền thuê nhà, v.v
- Chi tiêu bao nhiêu cho du lịch trong kỳ nghỉ và các chuyến đi chơi
- Tiết kiệm cá nhân
Thời gian riêng tư
Nhật Bản nổi tiếng là nơi có những căn hộ rất nhỏ gọn. Một nghiên cứu do Cơ quan Khảo sát Nhà cửa và Đất đai Nhật Bản thực hiện vào năm 2019 cho biết mặt bằng sàn trung bình của một căn hộ ở Tokyo là khoảng 65,9 mét vuông, trong đó chỉ có 41 mét vuông dành cho không gian sống, phòng ngủ hoặc khu vực ngủ nghỉ, khu vực ăn uống và nhà bếp.
Nhiều căn hộ ở khu đô thị cũng có thiết kế mở hoặc kiểu studio, thường được ký hiệu là 1R (1 phòng) hoặc 1K (1 phòng có không gian bếp riêng). Nhưng nếu bạn sẵn sàng chuyển đến vùng ngoại ô hoặc thậm chí thích sống ở nông thôn, bạn sẽ có thêm các lựa chọn nhà ở. Village House là công ty bất động sản, có hơn 1.000 bất động sản trên khắp 47 tỉnh thành của Nhật Bản, với nhiều bất động sản cho thuê ở ngoại ô khu trung tâm thành phố sầm uất. Vì vậy hãy ghé thăm trang web của chúng tôi nếu bạn đang tìm nhà nhé.
Thiết kế của những căn hộ nói trên, đặc biệt nếu bạn đang sống ở một trong những đô thị đông đúc của Nhật Bản, có thể sẽ thiếu không gian riêng tư nếu bạn quyết định chuyển đến sống cùng người yêu. Sống chung nghĩa là phải chấp nhận chút trúc trắc và điều chỉnh lối sống và thói quen hiện tại của bạn, đồng thời sống gần gũi và thấy người bạn sống chung hàng ngày sẽ là một trong những thay đổi lớn nhất bạn cần làm quen.
Tùy thuộc vào việc là người hướng nội hay hướng ngoại, bạn có thể muốn hoặc cần nhiều thời gian ở một mình và không gian riêng tư. Do đó, điều quan trọng là phải đặt ra ranh giới và dành thời gian ở một mình mà không làm tổn thương cảm xúc của đối phương. Bạn nên giải thích sự cần thiết của thời gian riêng tư cũng như thỏa thuận để thu xếp thời gian bên nhau.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các cặp đôi, dù là sống thử hay đã kết hôn thì những ai cho đối phương thời gian riêng tư sẽ giúp củng cố mối quan hệ bền vững khi mỗi người đều có khoảng thời gian của riêng mình:
- Thúc đẩy và nuôi dưỡng phát triển cá nhân
- Cho phép các cá nhân nỗ lực và củng cố các mối quan hệ khác với gia đình và bạn bè họ
- Khiến họ mong chờ dành thời gian bên người yêu nhiều hơn
Mặc dù con số sau đây hoàn toàn chỉ mang tính khái quát, nhưng các chuyên viên tư vấn hôn nhân và nhà trị liệu cặp đôi gợi ý mỗi cặp đôi nên thử dành ra 70/30 – 70% thời gian bên nhau và 30% thời gian riêng tư. Đương nhiên tỉ lệ này có thể điều chỉnh tùy theo nhu cầu cụ thể của từng cặp đôi và cá nhân mỗi người.
Giảm stress
Hoàn toàn phi lý khi nghĩ rằng người yêu bạn sẽ không làm bạn stress. Bạn có thể yêu họ suốt đời nhưng vẫn sẽ cảm thấy khó chịu vì những điều họ làm hoặc không làm. Để giảm stress, một điều mà các cặp đôi sống thử cần phải học là xác định những yếu tố gây stress và những điều khiến họ thấy khó chịu, sau đó học cách trao đổi trò chuyện với nhau mà không chà đạp hoặc làm tổn thương cảm xúc của nhau.
Một cách khác để kiểm soát stress khi sống chung là tìm và lên lịch các hoạt động cùng nhau. Cũng giống như cách các công ty cử nhân viên của mình đi học cách làm việc nhóm thông qua các hoạt động gắn kết, các cặp đôi sống chung có thể áp dụng phương pháp tương tự bằng cách tìm ra các hoạt động, sở thích, thể thao, v.v. để học cách cùng tương tác với nhau.
Cách khác để quản lý stress là xác định tình huống hoặc chủ đề tranh luận và biết khi nào nên tranh luận tới cùng và khi nào nên bỏ qua. Việc có khoảng thời gian bình tĩnh sau một cuộc tranh cãi cũng có thể giúp trao đổi và giải quyết vấn đề tốt hơn. Cuối cùng, cố gắng nhìn mọi thứ từ quan điểm của đối phương và đặt mình vào vị trí của họ có thể giúp ích rất nhiều trong việc giải quyết mọi vấn đề có thể phát sinh khi sống chung với nhau.