Từ tháng 5 đến tháng 10, độ ẩm ở Nhật Bản luôn ở mức cao — đặc biệt là trong mùa mưa, độ ẩm trong nhà trở thành một vấn đề lớn. Nếu không kiểm soát tốt, độ ẩm có thể dẫn đến nấm mốc, mùi hôi và mạt bụi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự thoải mái trong không gian sống.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra những khu vực dễ bị tích tụ độ ẩm và chia sẻ các mẹo đơn giản nhưng hiệu quả để bạn có thể chủ động xử lý trước khi mùa mưa đến. Chuẩn bị từ sớm sẽ giúp bạn vượt qua mùa mưa nhẹ nhàng và dễ chịu hơn nhiều! Đừng quên lưu lại bài viết này để tham khảo khi cần nhé!
Village House hiện cung cấp nhiều căn hộ cho thuê với giá phải chăng, chỉ từ 20.000 yên trên khắp nước Nhật. Nếu đang tìm nơi ở mới, nhớ tham khảo trang web của chúng tôi nhé.
Những khu vực dễ tích tụ hơi ẩm

Nhiều người thường nghĩ độ ẩm cao chỉ xuất hiện ở những nơi gần nguồn nước như nhà tắm hay nhà bếp. Đúng là mấy khu đó hay bị ẩm, nhưng thật ra không chỉ có những nơi đó mới bị độ ẩm cao cần chú ý đâu.
Độ ẩm còn có thể tích tụ ở những chỗ khó ngờ hơn, chẳng hạn như ở các phòng hướng Bắc (vì thường mát và ít nắng), tủ quần áo, khu để đồ, kệ giày, hộc dưới sàn, thậm chí là quanh giường và nệm trong phòng ngủ. Những chỗ này ít khi có ánh nắng chiếu vào và thường bí gió, nên rất dễ bị bị tích ẩm.
Khi độ ẩm tích tụ lâu ngày sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Nấm mốc thì dễ nhận biết vì có mùi rất đặc trưng, phát triển tốt nhất ở khoảng nhiệt độ từ 25°C đến 28°C — trùng hợp là đúng vào mùa mưa ở Nhật. Vì vậy, việc kiểm soát độ ẩm trong giai đoạn này là cực kỳ quan trọng.
Không chỉ nấm mốc, môi trường ẩm còn dễ thu hút mấy “vị khách không mời” như mạt bụi hay rết. Trời nóng oi, độ ẩm cao cũng ảnh hưởng đến sức khỏe nữa. Không khí nóng và ẩm làm cơ thể khó điều hòa nhiệt độ, làm tăng nguy cơ các bệnh liên quan đến nắng nóng như say nắng.
Vậy nên, chuẩn bị trước mùa mưa bằng vài biện pháp đơn giản sau sẽ giúp bạn cảm thấy an toàn, khỏe mạnh và dễ chịu hơn khi ở nhà.
Biện pháp kiểm soát độ ẩm 1: Thường xuyên thông gió cho phòng

Để giảm độ ẩm trong nhà, quan trọng là phải thông gió nhà cửa đều đặn, cho không khí ẩm thoát ra ngoài. Nên tạo thói quen thông gió mỗi ngày, bất kể mùa nào. Vào mùa mưa hay mùa đông – lúc độ ẩm cao – bạn càng nên mở cửa phòng 5 đến 10 phút mỗi 1–2 tiếng để thông gió.
Để luồng không khí lưu thông tốt nhất, hãy mở nhiều cửa sổ và cửa ra vào để tạo luồng gió chéo, giúp không khí trong lành luân chuyển trong nhà. Có thể bạn sẽ ngại mở cửa vào ngày mưa, nhưng miễn là mưa không tạt vào phòng, thì vẫn nên mở cửa thông gió thường xuyên.
Biện pháp kiểm soát độ ẩm 2: Dùng chế độ hút ẩm của máy điều hòa

Để ngăn ngừa nấm mốc và vi khuẩn phát triển, việc kiểm soát độ ẩm trong phòng là cực kỳ quan trọng. Bạn có thể dùng máy hút ẩm chuyên dụng hoặc đơn giản hơn là bật chế độ hút ẩm (dry mode) trên máy điều hòa, đều giúp giảm độ ẩm rất hiệu quả.
Chế độ làm mát thông thường cũng có thể hỗ trợ phần nào, nhưng chế độ dry sẽ giúp xử lý độ ẩm tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu bật chế độ này quá lâu, nhiệt độ trong phòng có thể bị hạ thấp quá mức, gây lạnh. Vậy nên bạn nhớ điều chỉnh nhiệt độ và thời gian hoạt động phù hợp để nhiệt độ trong phòng dễ chịu nhé.
Một lưu ý nữa là: đừng quên vệ sinh máy lạnh và máy hút ẩm thường xuyên! Bụi bẩn, mốc và vi khuẩn có thể tích tụ bên trong máy và phát tán ra ngoài khi bật máy. Nhớ thường xuyên vệ sinh lưới lọc và bên trong máy theo hướng dẫn sử dụng để thiết bị luôn hoạt động hiệu quả.
Biện pháp kiểm soát độ ẩm 3: Dùng máy hút ẩm

Máy hút ẩm là thiết bị gia dụng chuyên dùng để loại bỏ độ ẩm dư thừa trong không khí. Hiện có ba công nghệ hút ẩm chính được sử dụng phổ biến.
Loại nén | Loại này hút ẩm bằng cách làm mát không khí để hơi nước ngưng tụ. Cực kỳ hiệu quả vào mùa mưa và mùa hè, lại tiết kiệm điện. Tuy nhiên, hiệu suất hút ẩm có thể giảm trong thời tiết lạnh |
Loại dùng vật liệu hút ẩm | Loại này hút ẩm ẩm bằng cách sử dụng vật liệu hút ẩm đặc biệt. Hoạt động êm ái và hiệu quả ngay cả khi trời lạnh, nhưng thường tiêu thụ nhiều điện hơn và có thể làm nhiệt độ phòng tăng nhẹ. |
Loại kết hợp | Kết hợp cả hai công nghệ trên, tận dụng ưu điểm của mỗi loại. Phù hợp với nhiều không gian và điều kiện khác nhau. |
Để máy hút ẩm hoạt động hiệu quả, nên đặt ở vị trí thông thoáng, như giữa phòng chẳng hạn, và nhớ không che chắn các khe gió hay ống thoát khí. Cũng đừng quên vệ sinh lưới lọc và bình chứa nước định kỳ để máy luôn hoạt động tốt nhất.
Muốn tăng hiệu quả, bạn có thể kết hợp dùng thêm quạt đảo gió để luồng không khí khô lan đều khắp phòng, giúp độ ẩm ổn định hơn.
Biện pháp kiểm soát độ ẩm 4: Xử lý tình trạng đọng hơi nước

Hiện tượng đọng hơi nước (đọng sương bám lên kính) xảy ra khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài nhà. Để ngăn tình trạng này, đặc biệt là trên cửa sổ và khung nhôm, bạn có thể thử các cách sau:
- Giấy báo
Hiện tượng đọng hơi nước thường xuất hiện vào sáng sớm. Trước khi ngủ, bạn chỉ cần đặt một lớp giấy báo vào rãnh cửa sổ – giấy sẽ hút bớt nước đọng qua đêm. Sáng dậy chỉ cần gỡ ra là xong.
- Màng xốp khí
Dán màng xốp khí lên mặt trong cửa sổ để tạo lớp cách nhiệt bằng không khí, đóng vai trò rào cản, giúp nhiệt độ mặt kính không bị hạ quá thấp, từ đó giảm khả năng đọng sương do chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời.
- Miếng dán chống đọng sương
Nếu lo lắng về thẩm mỹ, thì có thể dùng miếng dán chuyên dụng bán sẵn. Dán lên kính vừa đẹp vừa giúp cách nhiệt, hạn chế tình trạng đọng hơi nước. Loại miếng dán này có nhiều mẫu mã cho bạn thoải mái chọn theo ý muốn.
- Băng keo hút ẩm
Để bảo vệ thêm, có thể dùng băng keo hút ẩm. Khi dán lên phần chân khung cửa sổ – nó sẽ hút hơi nước đọng thành giọt chảy xuống, giúp sàn nhà không bị ướt. Bạn có thể kết hợp cả băng keo và miếng dán chống đọng hơi nước để tăng hiệu quả.
Biện pháp kiểm soát độ ẩm 5: Bật quạt thông gió trong nhà tắm

Nhà tắm là nơi dễ ẩm ướt nhất, dễ bị ẩm mốc, nên sau khi tắm xong, quan trọng là phải luôn bật quạt hút và mở cửa sổ ngay để hơi nước thoát ra ngoài nhanh hơn.
Nếu bạn định để nước lại trong bồn tắm, nhớ đậy nắp để hạn chế hơi ẩm bay lên. Ngoài ra, cũng đừng quên đóng cửa nhà tắm sau khi dùng xong, để độ ẩm không bay sang các phòng khác.
Biện pháp kiểm soát độ ẩm 6: Dùng hạt hút ẩm/ túi hút ẩm

Độ ẩm thường tích tụ ở khu vực gần sàn nhà, do đó đặt hộp hút ẩm thấp gần sàn nhà sẽ hiệu quả hơn. Với những không gian lớn hoặc tủ quần áo, nên dùng loại có dung tích lớn, hoạt động được lâu hơn và hút ẩm mạnh hơn. Trong tủ quần áo, đặt túi hút ẩm ở kệ dưới cùng là cách tối ưu nhất.
Tuy nhiên, tránh để túi/hộp hút ẩm ở nơi cao – vì nếu bị nghiêng hoặc đổ, dung dịch bên trong có thể tràn ra ngoài. Do có nhiều loại sản phẩm hút ẩm khác nhau, bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nhé!
Village House không yêu cầu đặt cọc, tiền lễ, phí môi giới hay phí gia hạn (※). Nếu đang muốn tiết kiệm những chi phí ban đầu, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm thông tin.
※Lưu ý: tùy vào điều khoản hợp đồng và kết quả sàng lọc người thuê mà có thể sẽ cần phải đặt cọc.
Bài viết liên quan:

Xin chào, tôi là Machiko Doi, một nhà văn tự do viết về nhà ở và cuộc sống ở Nhật Bản.
Tôi sống trong một ngôi nhà 80 năm tuổi được thừa kế từ ông bà cùng với hai con mèo nhận nuôi và con gái của tôi.
Chúng tôi sống một cuộc sống thoải mái trong khi sửa chữa ngôi nhà này.
Tôi thích nấu rau hái từ vườn và cá tươi do bố tôi bắt được, thưởng thức chúng với bia lạnh vào ngày nóng hoặc rượu sake nóng vào ngày lạnh.