Giới thiệu
Nhật Bản nổi tiếng là thiên đường của đồ cũ, với vô số cửa hàng second-hand và cửa hàng đồ cũ chất lượng cao. Lý do là vì sự phức tạp trong việc xử lý các đồ dùng gia đình, quần áo, đồ điện tử và các vật dụng mà không thể phân loại thành rác đốt được hoặc rác không đốt được. Đối với các vật dụng cồng kềnh, việc xử lý còn mất phí, khiến việc vứt bỏ đồ đạc trở nên rất tốn kém.
Chính vì thế, “rác” của người này có thể trở thành “món hời” của người khác. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều đồ cũ chất lượng cao ở Nhật Bản, đặc biệt nếu đang tìm cách trang trí nhà mới với ngân sách hạn chế. (Nếu đang tìm kiếm một nơi ở phù hợp với túi tiền, hãy thử liên hệ với Village House. Chúng tôi là công ty bất động sản với hơn 1.000 bất động sản trên khắp 47 tỉnh thành Nhật Bản, phù hợp với nhiều mức ngân sách cũng như những tệp khách thuê nhà khác nhau.)
Cửa hàng đồ cũ
Cửa hàng đồ cũ là tên gọi của những cửa hàng bán đồ cũ ở Nhật Bản. Khi bạn chuyển đến một khu vực mới, thường trong khu vực bạn sinh sống sẽ có ít nhất một cửa hàng đồ cũ.
Thị trường đồ cũ của Nhật Bản đã tăng trưởng đều đặn theo năm và tính đến năm 2022, có khoảng 483.000 cửa hàng đồ cũ trên khắp cả nước. Một số chuỗi cửa hàng đồ cũ nổi tiếng và phổ biến bao gồm:
- Chuỗi cửa hàng Hard Off – với khoảng 914 cửa hàng trên khắp 47 tỉnh thành Nhật Bản
- 2nd Street – chuỗi cửa hàng đồ cũ nổi tiếng thứ hai ở Nhật Bản với hơn 800 cửa hàng trên khắp cả nước và một trang bán hàng trực tuyến
- Treasure Factory – chuỗi cửa hàng đồ cũ với hơn 100 địa điểm tại 11 tỉnh thành
Ngoài ra, còn có chuỗi cửa hàng đồ cũ King Family ở các tỉnh chưa đô thị hóa nhiều như Saitama, Fukui và Chiba.
Sinh viên quốc tế, sinh viên mới tốt nghiệp và các gia đình có thu nhập thấp là một số khách hàng thường xuyên của các cửa hàng đồ cũ. Những cửa hàng này có đủ các mặt hàng với giá chỉ từ 50% đến 70% so với giá gốc, tùy vào sản phẩm bạn muốn mua. Nhiều cửa hàng đồ cũ cũng có các chương trình khuyến mãi theo mùa, giúp bạn mua được hàng với giá chỉ bằng 30% đến 40% giá gốc.
Nếu đang muốn trang trí nhà cửa nhưng ngân sách hạn hẹp thì chắc chắn các cửa hàng đồ cũ sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Kết hợp với việc mua sắm một số nhu yếu phẩm tại các cửa hàng 100 yên, bạn có thể sẽ tiết kiệm được khá nhiều tiền nhờ việc mua sắm thông minh.
Hard Off và Off House
“Off” là chuỗi cửa hàng đồ cũ phổ biến nhất tại Nhật Bản với gần 1.000 cửa hàng trải dài khắp 47 tỉnh thành.
Tiền thân là công ty “Sound Hokuetsu” vào năm 1972, chuyên bán lẻ thiết bị điện tử âm thanh, nhưng sau đó chuyển trọng tâm sang kinh doanh các mặt hàng tái sử dụng và tái chế để góp phần vào một xã hội hướng tới sự bền vững.
The “Off” Group is divided into different types of secondhand shops, and you can usually glean what the shop specializes in based on the name: Tập đoàn “Off” được chia thành các nhánh cửa hàng đồ cũ khác nhau, và thường có thể đoán được sản phẩm chính của cửa hàng dựa theo tên gọi:
- Book Off – Mua bán sách, tạp chí, DVD, CD và trò chơi cũ
- Hard Off và Off House – Mua bán đồ nội thất, đồ gia dụng, đồ dùng nhà bếp như dụng cụ nấu ăn và đồ sành sứ, v.v. Hard Off cũng bán nhạc cụ cũng như các linh phụ kiện của các thiết bị điện tử, máy tính cũ, vì vậy nếu cần tìm một linh phụ kiện lỗi thời nào đó cho chiếc PC cũ của mình thì đây là địa điểm lý tưởng.
- Mode Off – Mua và bán quần áo, túi xách và giày cũ.
- Hobby Off – Dành cho những người thích sưu tầm và người yêu công nghệ, tìm kiếm một chiếc máy chơi game cũ không còn sản xuất nữa (như GameBoy chẳng hạn) hoặc một chiếc máy ảnh hoặc điện thoại giá cả phải chăng.
- Liquor Off – Hiếm nhất trong chuỗi các cửa hàng Off, cửa hàng này mua những chai rượu không dùng đến và bán lại cho những ai đang thích.
Chuỗi cửa hàng Off cũng có trang bán hàng online, nên nếu là người thích mua sắm online thì Off vẫn đáp ứng được nhu cầu của bạn.
Treasure Factory
Treasure Factory được thành lập tháng 5 năm 1995 do Chủ tịch kiêm CEO Eigo Nosaka. Hiện chuỗi này có hơn 100 cửa hàng ở 11 tỉnh thành Nhật Bản, gồm Tokyo, Saitama, Kanagawa và Chiba. Điểm khác biệt của họ so với các chuỗi cửa hàng đồ cũ khác ở Nhật Bản là họ đã mở rộng hoạt động ra nước ngoài và có chi nhánh tại Thái Lan và Đài Loan.
Chuỗi cửa hàng này mua bán gần như mọi thứ, bao gồm:
- Nội thất (giường, ghế, bàn máy tính, bộ bàn ăn, v.v.)
- Thiết bị gia dụng (đồ điện gia dụng, máy hút bụi, đồng hồ, v.v.)
- Thiết bị điện tử gia dụng (TV, hệ thống âm thanh, camera an ninh, v.v.)
- Đồ dùng và trang thiết bị nhà bếp (dụng cụ ăn uống Nhật Bản và phương Tây, dụng cụ nấu ăn, v.v.)
Họ cũng có trang bán hàng online để khách hàng dễ dàng mua sắm.
C2C (Mua bán trực tiếp)
Không thể không nhắc đến các sàn thương mại điện tử và ứng dụng, nơi đang ngày càng trở nên phổ biến để tìm được những món đồ giá rẻ và độc đáo nếu bạn là người kiên nhẫn và có kỹ năng trả giá. Tại Nhật Bản, nền tảng thương mại điện tử cộng đồng phổ biến nhất để mua bán đồ cũ là Mercari.
Được thành lập vào tháng 7 năm 2013 bởi doanh nhân người Nhật Shintaro Yamada, Mercari đã vượt qua Yahoo! Auctions để trở thành ứng dụng chợ trời phổ biến nhất ở Nhật Bản vào năm 2021, với hơn 72% người dân Nhật Bản cho biết họ đã tải xuống và sử dụng ứng dụng ít nhất một lần.
Công ty thương mại điện tử này đã mở rộng sang thị trường Mỹ vào năm 2014 và thị trường Anh vào năm 2016 và ứng dụng của họ hiện đã được tải xuống hơn 100 triệu lần trên toàn thế giới tính đến tháng 12 năm 2017.
Yahoo! Japan Flea Market là một sàn thương mại điện tử phổ biến khác, nơi mọi người có thể mua và bán hàng mới lẫn hàng đã qua sử dụng. Đây là nơi lý tưởng để tìm kiếm những món đồ độc đáo và hiếm gặp.
Craigslist, một công ty Mỹ vận hành trang web quảng cáo, cũng là một lựa chọn phổ biến, đặc biệt là trong cộng đồng người nước ngoài sinh sống tại Nhật Bản. Được thành lập bởi Craig Newmark vào năm 1995, người dùng có thể tìm thấy mọi thứ từ đồ nội thất đến đồ điện gia dụng, xe đạp và ô tô. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với những kẻ lừa đảo và luôn gặp mặt trực tiếp để giao dịch.
Chương trình “Sayonara sale”
“Sayonara sale” là thuật ngữ chỉ những người nước ngoài sắp rời khỏi Nhật Bản tổ chức một buổi thanh lý để bán những đồ đạc không cần thiết trong nhà. Do sự phức tạp, mất thời gian và tốn kém trong việc dọn và xử lý những đồ đạc nội thất và thiết bị gia dụng cồng kềnh ở Nhật, các buổi bán thanh lý “sayonara sale” là giải pháp lý tưởng để nhanh chóng dọn dẹp nhà cửa. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để tìm được đồ nội thất, đồ gia dụng và đồ dùng nhà bếp với giá rẻ hoặc thậm chí là miễn phí. Bạn có thể tìm thấy thông tin về các hội chợ thanh lý trên các nhóm Facebook và mục “For Sale” trên Craigslist.
Nhà văn tự do với hơn 2 năm kinh nghiệm viết cho Blog Village House, giáo viên dạy tiếng Anh và là người làm việc từ xa không cố định tại một nơi đã sống ở các quốc gia bao gồm Cộng hòa Séc, Vương quốc Anh, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nhật Bản và gần đây nhất là Gruzia. Tôi không ngừng săn lùng căn hộ tốt nhất, tối ưu nhất để làm việc từ xa khi không hứng thú với việc đi xem liên hoan phim, hòa nhạc và kịch.